Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác lấy ý kiến tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại điểm cầu Hòa Bình.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác lấy ý kiến tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại điểm cầu Hòa Bình.

(HBĐT) - Ngày 6/3, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trong cả nước về công tác lấy ý kiến nhân dân tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 chủ trì hội nghị.

           

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, trưởng BCĐ lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ tỉnh, đại diện cho Đoàn ĐBQH tỉnh, các thành viên BCĐ tỉnh, lãnh đạo một số ngành, các thành viên tổ giúp việc BCĐ.

           

Sau phần phát biểu khai mạc của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đại diện Bộ Tư pháp, đã báo cáo nhanh tình hình triển khai tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tính đến ngày 4/3/2013, đã có 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi báo cáo về tình hình tổ chức lấy ý kiến. Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được các Bộ, ngành địa phương triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, bám sát Nghị quyết, Kết luận của T.Ư, Chỉ thị của Bộ Chính trị và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một số  Bộ, ngành, địa phương đã vận dụng sáng kiến mang tính sáng tạo để triển khai, thực hiện có chất lượng, hiệu quả hoạt động lấy ý kiến.

           

Tại hội nghị, các điểm cầu địa phương: tỉnh Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Điện Biên, Đắc Lắc, TP Hà Nội và một số Bộ, ngành đã làm rõ thêm tình hình triển khai việc lấy ý kiến tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại ngành, địa phương mình.

           

Với tỉnh ta, đến nay các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể ở huyện, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức triển khai kế hoạch của HĐND tỉnh và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Nhiều đơn vị đã có báo cáo kết quả lấy ý kiến đóng góp gửi về BCĐ để tổng hợp. Các ý kiến đóng góp vào Dự thảo Hiến pháp phong phú, thể hiện tâm huyết của nười tham gia đóng góp mang tính xây dựng cao, tập trung vào 9 nội dung lớn theo hướng dẫn của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các ý kiến đều thể hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng trong xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

           

Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả triển khai công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của các Bộ, ngành, địa phương; chia sẽ những khó khăn và trả lời một số ý kiến kiến nghị của các đại biểu về những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Phó Thủ tướng cũng đã chỉ ra một số tồn tại cần tập trung khắc phục và yêu cầu các tỉnh, thành phố, các bộ, cơ quan ngang Bộ cần tập trung thực hiện một số biện pháp đảm bảo tiến độ, hoàn thành báo cáo tổng kết gửi về Ban chỉ đạo T.Ư trước ngày 15/3 để Chính phủ trình lên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 31/3/2013.

 

                                                                       

 

                                                                        Thuý Hằng

 

Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục