(HBĐT) - Ngày 21/6/2016, Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và NQĐH đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Theo đó, Chương trình hành động đề ra 9 chương trình trọng tâm:

 

Chương trình 1: Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. ưu tiên phát triển mạnh các ngành, sản phẩm công nghiệp có hàm lượng KCN, giá trị gia tăng cao; phát triển các ngành dịch vụ, du lịch là thế mạnh của tỉnh. Tập trung phát triển các vùng kinh tế động lực. Phấn đấu sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước.

 

Chương trình 2: Thực hiện có hiệu quả 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược, gồm: (1) Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng. Mục tiêu đến năm 2020, phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại kết cấu hạ tầng, tạo thành mạng lưới hạ tầng hoàn chỉnh, đảm bảo phục vụ mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương. (2) Phát triển nguồn nhân lực bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế khác; hướng tới và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. (3) Hoàn thiện thể chế, trọng tâm là CCHC nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tổ chức bộ máy cơ quan khối Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội đồng bộ, tinh gọn, ổn định; nâng cao chất lượng công vụ đáp ứng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.

 

Chương trình 3: Phát triển nông nghiệp và XDNTM. Mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững gắn với XDNTM. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ngành nông, lâm, thủy sản bình quân hằng năm đạt 4,5%; đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 37 triệu đồng/năm; Giá trị thu nhập trung bình trên đơn vị diện tích đất canh tác đạt 120 triệu đồng/ha/năm; giá trị thu nhập trung bình trên đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 150 triệu đồng/ha/năm.

 

Chương trình 4: Phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Mục tiêu phát triển CN - XD  và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả, bền vững; tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm tổng sản phẩm ngành CN - XD đạt 9,3% - 10,5%; tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ngành dịch vụ đạt trên 8,9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân hằng năm đạt 19%. Phát triển du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp, TTCN; đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đạt khoảng 3,3 triệu lượt người; khối lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân 7%/năm; vận chuyển hành khách tăng bình quân 7,5%/năm.

 

Chương trình 5: Phát triển các thành phần kinh tế; thu hút đầu tư; tăng cường quản lý tài chính, NSNN. Mục tiêu phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình DN theo hướng gắn với nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 140 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký là 40.000 tỷ đồng và 40 dự án FDI với vốn đăng ký 2 tỷ USD. Số lượng đơn vị kinh tế tập thể bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng từ 6,5 - 7%/năm. Phân đâu thu NN đạt 5.000 tỷ đồng vào năm 2020.

 

Chương trình 6: Phát triển KH-CN; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; BVMT. Mục tiêu phát triển KH - CN đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của xã hội và của tỉnh; đóng góp vào phát triển lĩnh vực mũi nhọn tạo đột phá tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Phát triển KT - XH trên nguyên tắc quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT.

 

Chương trình 7: Phát triển văn hóa - xã hội. Mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng GD - ĐT, y tế; Đến năm 2020, có 30% trường mầm non, 62% trường tiểu học, 40% trường THCS, 26% trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Duy trì 65% làng, bản, tổ dân phố, 76% gia đình và 85% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Nâng cao chất lượng cuộc sống; thực hiện tốt các chính sách dân tộc, bình đẳng giới.

 

Chương trình 8: Tăng cường công tác QP - AN, nội chính; thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới hoạt động đối ngoại. Mục tiêu tổ chức thực hiện tốt công tác QP - QSĐP, giữ vững ANCT- TTATXH... Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng lãng phí. Triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm nâng cao vị thế, uy tín và hình ảnh của tỉnh Hòa Bình với bạn bè trong nước, quốc tế và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

 

Chương trình 9: Xây dựng hệ thống chính trị TS -VM. Mục tiêu xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở TSVM. Hằng năm, phấn đấu 50% tổng số TCCS Đảng đạt TSVM; 85% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 80% tổ chức MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp đạt tiêu chuẩn từ khá trở lên.

 

 

 

                                                                                    P.V (TH)

 

 

 

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục