Từ mô hình của Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Chung, đến nay, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã phát triển trên 50 ha mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt.

Từ mô hình của Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Chung, đến nay, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã phát triển trên 50 ha mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt.

(HBĐT) - Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) chiếm tới 53%, thu nhập bình quân mới đạt gần 9 triệu đồng/người/năm. Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng vùng chuyên canh cây hàng hóa, liên kết chặt chẽ đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nông sản ổn định đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy của người dân trong sản xuất nông nghiệp để xóa đói - giảm nghèo bền vững và tiến tới làm giàu trên vùng đất quê hương mình.

 

Đáng trân trọng hơn cả trong bước chuyển mình ở Văn Nghĩa có vai trò quan trọng của Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Chung, người đảng viên đi đầu, gương mẫu trong việc tìm tòi đưa cây trồng mới, hiệu quả kinh tế cao về thâm canh trên đồng đất quê nhà.

 

Là xã thuần nông, thu nhập của hơn 1.500 hộ dân ở Văn Nghĩa chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Phần lớn diện tích đất ở Văn Nghĩa là đồi, núi. Đất ruộng hầu hết cũng chỉ gieo cấy được 1 vụ do hệ thống tưới tiêu chưa đồng bộ, hoàn chỉnh. “Dân nghèo, xã yếu” khiến Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Chung luôn băn khoăn, trăn trở tìm hướng đi mới, tạo bước đột phá phát triển sản xuất để gia đình mình và dân cư trên địa bàn thoát nghèo bền vững. Với suy nghĩ đó, anh đã dành thời gian đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh để tìm hiểu, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế với các mục tiêu là loại cây  phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ thâm canh; có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, khai thác được tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực tại chỗ và có thị trường tiêu thụ thuận lợi, ổn định. 

 

Với lòng nhiệt huyết cùng cơ may khi gặp được đối tác tiêu thụ sản phẩm là Công ty Tân Lộc Phát - một doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, Bùi Văn Chung đã bàn với gia đình trồng thử nghiệm 3.000 m2 cây mướp đắng lấy hạt trên diện tích đất 1 vụ lúa. Đất không phụ công người, năm đầu tiên, từ cây mướp đắng, gia đình anh đã thu nhập gần 100 triệu đồng, cao gấp 4-5 lần cây lúa.

 

Để người dân trên địa bàn yên tâm, tin tưởng cây trồng mới, anh đã chỉ đạo UBND xã xây dựng đề án phát triển cây mướp đắng lấy hạt và đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với  Công ty Tân Lộc Phát. Bản thân anh đến từng hộ gia đình hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Đồng thời, huy động các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động CB,ĐV, hội viên, đoàn viên cùng hưởng ứng. Không chỉ đưa cây mướp đắng lấy hạt vào đồng đất, từ năm 2014 đến nay, Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Chung còn mạnh dạn đưa cây bí đỏ và dưa chuột lấy hạt về thâm canh.

 

Đảng viên gương mẫu đi trước, người dân vững bước làm theo. Mô hình đầu tiên của gia đình anh Bùi Văn Chung đạt hiệu quả kinh tế cao, việc tiêu thụ sản phẩm chủ động và ổn định là minh chứng cụ thể, thiết thực tạo niềm tin và có sức thuyết phục rõ nét với dân cư trên địa bàn. Theo đó, những cánh đồng lúa 1 vụ, hiệu quả thấp ở Văn Nghĩa đã được người dân nhanh chóng chuyển sang trồng cây mướp đắng lấy hạt. Đến nay, toàn xã đã có trên 50 ha mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt. Từ 3.000 m2 ban đầu, gia đình anh Bùi Văn Chung đã mở rộng diện tích lên 2 ha.

 

Giờ đây, người dân xã Văn Nghĩa đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy phát triển kinh tế. Kết quả đó khẳng định việc làm cụ thể, sinh động về học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Chủ tịch UBND xã Văn Nghĩa Bùi Văn Chung.

 

 

 

                                                                Đức Phượng

 

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục