(HBĐT) - Năng động, mạnh mẽ, tự tin, 10 năm qua, TP Hòa Bình đã khẳng định vị thế của mình trên con đường hội nhập và phát triển.

Công trình biểu tượng thành phố Hòa Bình góp phần tô đẹp diện mạo đô thị.

 

Sức sống mới

 

Để tạo tiền đề cho quá trình xây dựng và phát triển đô thị, 10 năm qua, Thành ủy, UBND TP Hòa Bình đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị và các chương trình, đề án phát triển KT-XH. Tổ chức, điều hành và hướng dẫn nhân dân chuyển dịch mạnh nền kinh tế sang sản xuất hàng hóa; lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế làm mục tiêu phấn đấu xây dựng đô thị ngày càng phát triển. Một mặt, đẩy mạnh thu hút đầu tư, theo đó, từ năm 2010 - 2015, trên địa bàn thành phố có 26 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn khoảng 2.698 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được cấp phép lên 76 dự án. Hiện, trên địa bàn thành phố có trên 700 doanh nghiệp và trên 1.800 hộ kinh doanh cá thể cùng 11 HTX hoạt động SX-KD hiệu quả trên các lĩnh vực, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Riêng KCN bờ trái sông Đà, tỷ lệ lấp kín đạt 61% với 19 doanh nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp FDI, tạo việc làm và thu nhập cho trên 3.000 lao động. Quan tâm, tạo điều kiện để thu hút doanh nghiệp, trong 10 năm qua, trên địa bàn TP Hòa Bình nhiều khu thương mại lớn được hình thành như AP Plaza, siêu thị Vì Hòa Bình, Hoàng Sơn Plaza và hệ thống  khách sạn, nhà hàng cao cấp  làm tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa, thu hút sức mua trong nhân dân, tăng giá trị khu vực thương mại - dịch vụ. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005-2015 đạt 13,29%. Tính riêng giai đoạn 2010-2015 có 13/15 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập và đời sống nhân dân được nâng lên, năm 2015 đạt 40 triệu đồng/người (tăng 5,4 lần so với năm 2006).

 

Diện mạo mới

Không khó để hình dung về một thị xã nằm ven sông Đà với  những ngôi nhà lúp xúp. Đường đi, lối lại khúc khuỷu, gập ghềnh và lầy lội. Muốn qua sông nhất thiết phải lụy những chuyến phà, sau này là chiếc cầu phao bồng bềnh, lắc lẻo. Ngày ấy đã qua rồi,  giờ đây mỗi ngày đi qua lại thêm những đổi thay mới. “Những người ở thế hệ chúng tôi cảm nhận rõ lắm thay đổi này” - ông Nguyễn Văn Huệ, 75 tuổi, cán bộ hưu trí ở phường Phương Lâm đã tỏ bày với tôi như vậy. Thay đổi lớn thì mọi người đều biết cả, riêng ông Huệ cảm thấy hài lòng với chi tiết thành phố đã thực hiện chủ trương xã hội hóa dưới hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để đầu tư xây dựng hệ thống nhà văn hóa ở khu dân cư. Có thể chưa đầy đủ, bởi có nơi 2-3 tổ dân phố sử dụng chung 1 nhà văn hóa nhưng đó cũng là điều đáng mừng. Vì từ mấy năm nay, khi tổ chức các cuộc sinh hoạt Đảng, đoàn thể, tổ chức hội của khu dân chúng tôi không phải lo mượn nhà dân.

 

Sự hài lòng của người dân đó là cái đích mà cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình hướng tới khi thực hiện các bước quy hoạch chỉnh trang đô thị - đồng chí Nguyễn Thanh Huy, Chủ tịch UBND thành phố đã khẳng định rõ điều này. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, thành phố đã ưu tiên hàng đầu cho xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Cụ thể, từ năm 2011-2015, tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn ước đạt 8.900 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH từ nguồn NSNN đạt trên 1.650 tỷ đồng. Trong những năm gần đây lần lượt hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình như các tuyến đường: Chi Lăng, Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu, Thịnh Lang và biểu tượng TP Hòa Bình… Với cách thức đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đến nay, 98% tuyến đường chính  của thành phố có đèn chiếu sáng công cộng; 160/189 km đường bộ được rải nhựa và nâng cấp; hầu hết đường làng, ngõ xóm của 15 xã, phường đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Hiện, thành phố đang triển khai thi công Dự án đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình nhằm tạo nên huyết mạch giao thông nối liền với các đô thị lớn như Hà Nội và các tỉnh vùng Tây Bắc. Ngoài ra, thành phố đẩy nhanh thi công hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm; Trung tâm Hành chính - Chính trị thành phố...

 

10 năm, khoảng thời gian không dài, nhưng TP Hòa Bình đã có sự đổi thay ngoạn mục cả về nhịp sống và diện mạo. Quá trình đô thị hóa nơi đây diễn ra nhanh chóng và bền vững - theo ghi nhận của người dân. Và đó là nền tảng tốt để thành phố  phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020, xứng danh là thành phố của ánh sáng, niềm tin và trí tuệ.

 

                                                                       Thúy Hằng

Các tin khác


Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường đã được Bộ Chính trị phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục