(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020, xác định có 11 chương trình ưu tiên gồm chương trình lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Phó Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy Hoàng Đình Chính cho biết: Đánh giá 1 năm thực hiện tái cơ cấu ngành, huyện Lạc Thủy đã tạo điểm nhấn trong các chương trình phát triển cây ăn quả có giá trị cao,tập trung cây ăn quả có múi, nhãn chín muộn và cây na; phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung…


Năm 2017, các xã, thị trấn huyện Lạc Thủy đăng ký liên kết sản xuất tiêu thụ rau an toàn với tổng diện tích 97,96 ha. ảnh: Xã viên HTX thôn Tay Ngai, xã Lạc Long (Lạc Thủy) chăm sóc rau sạch.

 

Việc tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt được thực hiện mạnh mẽ trên nhóm cây ăn quả và sản phẩm chủ lực là cây ăn quả có múi như cam, bưởi. Tổng diện tích 795 ha, trong đó, Cam 488 ha (chủ yếu là cam lòng vàng, cam đường Canh), bưởi 252 ha (bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi da xanh), chanh 55 ha (chanh đào). Phát triển cây có múi đang dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Trồng cam thu nhập trên 400 triệu đồng/ha, bưởi Diễn thu nhập trên 250 triệu đồng/ha. Huyện phối hợp với đơn vị tư vấn để hoàn thiện các thủ tục và xây dựng quy trình các bước thực hiện xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cam Lạc Thủy, dự kiến cuối năm 2017 công bố nhãn hiệu tập thể cho cây cam Lạc Thủy.

Về sản xuất rau an toàn, năm 2016 huyện xây dựng mô hình trồng rau an toàn (trồng rau tổng hợp các loại tại các xã: Đồng Tâm, Lạc Long, Yên Bồng, Phú Lão; trồng ớt xuất khẩu tại xã An Lạc; trồng măng tây xanh tại xã Cố Nghĩa; trồng hành lá xuất khẩu tại xã Lạc Long), tổng diện tích thực hiện 10 ha. Đến nay, các mô hình tại Lạc Long, Đồng Tâm, An Lạc, Cố Nghĩa đang phát huy hiệu quả tốt. Huyện đang mở rộng mô hình ra 13/15 xã, thị trấn. Huyện đã liên kết với các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tiêu thụ sản phẩm và ký hợp đồng với công ty TNHH ớt Việt Nam, Công ty CP Xanh Miền Bắc để triển khai trồng 40 ha ớt chỉ thiên và chỉ địa, 30 ha bí quả dài và quả tròn theo phương pháp sản xuất an toàn. Qua thực tế đã kiểm nghiệm ớt có thể thu 180 triệu đồng/ha và bí thu cỡ 120 triệu đồng/ha.

Huyện đang khảo sát diện tích đất trồng rau an toàn tập trung để triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đối với lĩnh vực chăn nuôi có dư địa phát triển, nhất là việc phát triển các sản phẩm có điều kiện như dê, gà và đàn ong mật. Tới đây sẽ triển khai các biện pháp quản lý tốt đàn vật nuôi từng bước chuyển đổi theo hình thức chăn nuôi tập trung an toàn theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, xây dựng nhãn hiệu gà Lạc Thủy, dê Lạc Thủy và ong Lạc Thủy. Cùng với đó, huyện đã tạo điều kiện để kinh tế trang trại phát triển. Các trang trại trên địa bàn hoạt động khá tốt trên các lĩnh vực góp phần tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho kinh tế hộ.

Theo UBND huyện, việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đang mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất trên địa bàn. Song vẫn còn nhiều khó khăn, cụ thể là diện tích đất đai manh mún, nhỏ lẻ khó xây dựng vùng lúa gạo chất lượng cao. Đối với lĩnh vực chăn nuôi có dư địa phát triển, tuy nhiên chưa thu hút được các doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết đầu tư thực hiện sản xuất tiêu thụ theo chuỗi.

Huyện Lạc Thủy đang rà soát triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng NTM. Thực hiện tái cơ cấu trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng vai trò của thị trường đối với sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn. Đưa nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, có giá trị thương phẩm cao phù hợp với nhu cầu của thị trường vào sản xuất, ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm có khả năng cạnh tranh; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa đối với các nông sản chủ lực của huyện như cam Lạc Thuỷ, gà Lạc Thuỷ, dê Lạc Thuỷ...

 

                                                                          Lê Chung

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục