Nằm ở vùng "rốn rét" Sa Pa, quanh năm mây mù và gió lạnh, nhưng đồng bào các dân tộc Mông, Dao ở xã Tả Phìn đã biến điều đó thành lợi thế để trồng hoa địa lan, tạo nguồn thu nhập cao và ổn định, góp phần xóa nghèo hiệu quả và bền vững.


Ông Vàng A Cấu, dân tộc Mông, giàu lên nhờ trồng địa lan bán trong dịp Tết.

Vượt con đường gập ghềnh, uốn lượn qua những khe suối và núi cao, trong sương mù dày đặc và gió thổi ào ào, rét lạnh, chúng tôi tìm đến thôn Giàng Tra, xã Tả Phìn. Trong màn sương đục không nhìn rõ mặt người, anh Vàng A Cấu, ở thôn Giàng Tra miệt mài tỉa lá, đảo hướng sáng cho những chậu địa lan đang kỳ trổ hoa trong dịp Tết này phấn khởi nói: "Nhà tôi hiện còn vài chục chậu để lại cho khách đặt hàng thôi, còn phần lớn đã bán hết cho khách buôn từ trước Tết rồi". Hỏi chuyện thì được biết, anh Cấu vừa bán hơn một trăm chậu lan cho tư thương vào tận vườn để mua, thu về gần 240 triệu đồng. Hiện nay, gia đình anh có khoảng gần một nghìn chậu địa lan các loại tuổi, được đặt chung quanh nhà và dưới tán rừng sa mộc gần đó. Trung bình mỗi năm, anh xuất bán ra thị trường khoảng vài trăm chậu, thu về từ 200 đến 400 triệu đồng, tùy theo thời giá. "Nhà chỉ có ít ruộng, chăm sóc tốt, được mùa thì thu hoạch khoảng 30 bao lúa (khoảng tám tạ thóc), đủ ăn chứ không có tiền làm nhà kiên cố, mua sắm vật dụng, tiện nghi cho đời sống. Nhờ trồng hoa địa lan, mỗi năm gia đình tôi thu nhập hàng trăm triệu đồng, đời sống tốt hơn rất nhiều", anh Cấu chia sẻ.

Ở thôn Tả Chải, gia đình anh Lý Phù Chiêu, dân tộc Dao, trồng hơn 600 chậu lan, thuê hai lao động là người địa phương phụ giúp chăm sóc lan. Công việc hằng ngày là tưới nước, tỉa bỏ lá già, lá sâu, uốn cành hoa. Những cành hoa ra sớm, nụ sắp bung được bao gói lại để cho nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Anh Chiêu cho biết, địa lan thường ra nụ vào khoảng tháng 9, tháng 10. Nếu gặp rét đậm, rét hại kéo dài, nhất là sương muối hay mưa tuyết, các cành, nụ sẽ cứng lại, không phát triển, không nở hoa được. Do vậy, vụ Tết năm nay, anh Chiêu đưa hơn 200 chậu hoa địa lan chuyển xuống vùng thấp, gần sát thành phố Lào Cai để tránh rét, bảo đảm cho hoa nở đúng dịp Tết, phục vụ nhu cầu khách hàng. Với giá bán trung bình ba đến năm triệu đồng mỗi chậu, dự tính vụ Tết này gia đình anh thu về khoảng 800 triệu đồng. Hoa địa lan ở Tả Phìn dù giá bán khá đắt nhưng được nhiều người chơi hoa ưa chuộng. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa Nguyễn Tiến Thành lý giải: Thông thường, lan hồ điệp hay các loại lan khác giá cao cũng chỉ vài triệu đồng/chậu, thế nhưng địa lan Tả Phìn (lan Trần Mộng) lại là một trong những loại lan thuộc "tốp" đắt đỏ nhất trên thị trường hiện nay và được nhiều khách săn đón, nhất là vào dịp Tết. Sở dĩ địa lan Tả Phìn có giá cao là vì loại này có mầu xanh ngọc rất đẹp, cành lá xum xuê tượng trưng cho sự no đủ và may mắn, thời gian nở hoa rất dài. Hoa địa lan Trần Mộng, Tả Phìn được coi là loài hoa quý nhất mùa xuân vùng núi Tây Bắc vì hoa nở kéo dài từ hai đến ba tháng liên tục, hương thơm quyến rũ, có vẻ đẹp đài các, lá xanh thắm. Ðể có một chậu hoa đẹp (từ 10 đến 20 cành) phải chăm bón khoảng ba đến bốn năm. Hiện nay, giá bán một chậu hoa Trần Mộng loại nhỏ cũng từ hai đến ba triệu đồng/chậu, loại trung bình từ 10 đến 20 triệu đồng/chậu, tùy thuộc vào số bông trên chậu. Với những chậu lớn, nhiều hoa nở rực rỡ, tán đều và xum xuê, giá có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.

Ði thăm vườn lan của đồng bào dân tộc Mông, Dao ở các thôn Giàng Tra, Xả Xéng, Tả Chải…, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Phìn Lý Láo Lở cho biết: "Hoa địa lan Trần Mộng ban đầu là cây tự nhiên mọc ở mỏm đá trong rừng, được người dân mang về chơi vào dịp Tết, sau này dần được yêu thích và trở thành cây có giá trị kinh tế cao. Giống hoa địa lan này không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng có yêu cầu chặt chẽ về điều kiện khí hậu, thời tiết. Xã Tả Phìn được thiên nhiên ban tặng khí hậu ôn hòa rất thích hợp trồng giống hoa này". Khai thác lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn lao động dồi dào ở địa phương, xã Tả Phìn xác định cây hoa lan là "mũi nhọn" trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp để xóa nghèo hiệu quả và bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Hiện nay, tại xã Tả Phìn có khoảng 500 hộ trong tổng số 701 hộ trồng hoa địa lan với khoảng hai mươi nghìn chậu hoa địa lan các loại. Hằng năm, xã Tả Phìn cung cấp cho thị trường khoảng 70% số lượng hoa địa lan của Sa Pa trong dịp Tết Nguyên đán, thu về hàng chục tỷ đồng cho đồng bào địa phương. Nhờ trồng hoa địa lan, nhiều hộ ở Tả Phìn đã thoát nghèo và làm giàu từ hoa lan.

Để giúp đồng bào Tả Phìn phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cây hoa địa lan, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa và chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cây lan cho người dân. Tại Tả Phìn, Hợp tác xã hoa lan thành lập, thu hút hàng chục hộ tham gia, giúp nhau về kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và điều tiết cho lan nở đúng thời điểm. Mới đây, Trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ vốn cho nhóm thâm canh hoa địa lan, với 12 hộ ở thôn Tả Chải và Xả Xéng tham gia. Các hộ được hướng dẫn kỹ thuật tách chồi, nhân giống, kèm theo chậu trồng lan. Mục tiêu của Tả Phìn là phát triển hoa địa lan theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và bảo quản, nâng cao giá trị kinh tế của cây hoa lan Trần Mộng, đem lại nguồn thu ổn định và bền vững cho nông dân địa phương./.

 

                        TheoNhandan

Các tin khác


Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường đã được Bộ Chính trị phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục