(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình”, thời gian qua, huyện Cao Phong đã xây dựng phương án phù hợp, đảm bảo tính hợp lý, hài hòa các yếu tố để tuyên truyền rộng rãi đến người dân trong quá trình thực hiện. Sau gần 1 năm triển khai, tuy còn một số khó khăn, vướng mắc nhưng thể hiện đây là chủ trương đúng đắn đem lại nhiều kết quả thiết thực.


Trước khi sáp nhập, toàn huyện có 124 xóm, khu dân cư (KDC) thuộc 13 đơn vị hành chính. Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên và các tiêu chí theo quy định của Nhà nước, UBND huyện đã thống nhất lựa chọn thực hiện điểm đề án tại 2 xã Thu Phong và Xuân Phong. Đối với xã Xuân Phong, sáp nhập 3 xóm: Rú 1, Rú 2, Rú 3 thành xóm Rú Giữa; giữ nguyên 9 xóm Nhõi 1, Nhõi 2, Nhõi 3, Rú 4, Rú 5, Rú 6, Cạn 1, Cạn 2 và xóm Mừng. Như vậy, sau sáp nhập, xã Xuân Phong giảm từ 12 xóm xuống còn 10 xóm. Đối với xã Thu Phong, sáp nhập xóm Vỏ 1, Vỏ 2 thành xóm Vỏ, sáp nhập xóm Bưng 1, Bưng 2 thành xóm Bưng 1; giữ nguyên 10 xóm: Đúng, Thá, Nau, Thiều, Cun, Nam Sơn I, Nam Sơn II, Mới, Bưng 3 và Bưng 4. Như vậy, sau sáp nhập, xã Thu Phong giảm từ 14 xóm xuống còn 12 xóm.


Lãnh đạo UBND xã Thu Phong (Cao Phong) trao đổi với cán bộ xóm Vỏ về tình hình sau khi sáp nhập.

Đồng chí Đinh Văn Duẩn, Trưởng phòng Nội vụ huyện Cao Phong cho biết: Với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự ủng hộ của người dân, bước đầu, việc sáp nhập cơ bản đạt được kế hoạch đề ra. Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên và thành lập mới thôn, xóm, tổ dân phố, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo Đảng bộ các xã kịp thời sắp xếp, kiện toàn các chức danh và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ không chuyên trách nghỉ việc đảm bảo đúng quy định.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ở cấp cơ sở vẫn gặp một số khó khăn, bất cập. Việc sáp nhập xóm, KDC ít nhiều tác động đến hệ thống chính trị ở cơ sở, ảnh hưởng hoạt động và tâm lý cán bộ. Hiện nay, mỗi tổ chức hội, đoàn thể đều được hỗ trợ kinh phi hoạt động. Nếu nhập 2 hoặc 3 chi hội thành 1 khi đó số lượng hội viên tăng gấp 2- 3 lần mà kinh phí vẫn giữ nguyên. Đồng chí Bùi Thị Phượng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Vỏ, xã Thu Phong cho biết: Nếu trước đây, số lượng hội viên quản lý chỉ trong 1 xóm thì hiện nay dồn lại thành 1 chi hội với 100 hội viên của cả 2 xóm nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Địa bàn xóm rộng hơn cộng với dân cư thưa thớt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công việc chuyên môn được giao.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong khẳng định: Sau sáp nhập, công việc của đội ngũ cán bộ bán chuyên trách ở cơ sở tăng lên, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải tăng thêm trách nhiệm. Như vậy, yêu cầu hiện nay là phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Điều này phù hợp với tinh thần NQT.ư 6 (khóa XII) của Đảng ta.

Bên cạnh đó, huyện còn gặp khó khăn trong việc bố trí, sử dụng hiệu quả và giải quyết những hạn chế, vướng mắc về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội công cộng, các thiết chế văn hóa để phù hợp với quy mô dân số tăng lên sau sáp nhập. Sau khi sáp nhập xóm mới, số lượng hộ tăng hơn, để có nơi sinh hoạt cộng đồng, người dân mong muốn Nhà nước tạo mọi điều kiện hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, sân sinh hoạt cộng đồng phù hợp. Về việc điều chỉnh địa chỉ giấy tờ tùy thân, người dân mong muốn các cấp, ngành hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ kịp thời để hạn chế mất thời gian, tốn kém.

Rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố, huyện Cao Phong đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như: Tiếp tục rà soát, thực hiện sáp nhập xóm, KDC đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Tiến tới thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; thực hiện sáp nhập để mở rộng thị trấn Cao Phong. Rà soát, xây dựng phương án sáp nhập, kiện toàn xóm, KDC đảm bảo hợp lý, khách quan, phù hợp với điều kiện từng địa phương. Kịp thời tháo gỡ, giải quyết vướng mắc ngay từ cơ sở theo thẩm quyền. Phát huy vai trò người đứng đầu và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong quá trình tổ chức thực hiện. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ để các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ lợi ích của việc sắp xếp, kiện toàn xóm, KDC là để góp phần phát triển KT-XH nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp nhanh chóng đi vào thực tiễn.


Hương Lan


Các tin khác


Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục