(HBĐT) - Cùng với việc đảm bảo dân chủ, phát huy tính chủ động của người dân thì một trong những giải pháp quan trọng tạo được hiệu quả trong thực hiện chủ trương, kế hoạch sáp nhập xóm, tổ dân phố trên địa bàn TP Hòa Bình là chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân.


 Cán bộ tổ dân phố số 16, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) tuyên truyền tới nhân dân về sáp nhập tổ dân phố trên địa bàn.

Ông Vương Văn Hồng, Tổ trưởng tổ dân phố số 16 cho biết: Theo Thông báo số 01/TB-UBND, ngày 11/1/2019 của UBND phường Tân Thịnh về việc nhập, đặt tên, đổi tên tổ dân phố, phường Tân Thịnh điều chỉnh 65 hộ thuộc tổ dân phố số 25 nhập với tổ dân phố số 15, đặt tên là tổ dân phố số 15. Điều chỉnh 69 hộ (còn lại) thuộc tổ dân phố số 25 nhập với tổ dân phố số 16, đặt tên là tổ dân phố số 16. Tuy nhiên, trước khi nhận được thông báo, một số hộ dân trong 65 hộ nhập vào tổ dân phố số 15 không nhất trí, làm đơn tập thể gửi lên phường. Nguyện vọng của họ là muốn sáp nhập vào tổ dân phố số 16 như trước đây. Bên cạnh đó, người dân cũng ái ngại về việc phải làm lại các thủ tục hành chính, chuyển đổi địa chỉ, giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, sau khi được tổ trưởng dân phố và các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, giải thích, người dân đã hiểu thêm chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đến thời điểm này, hầu hết người dân đã nhất trí thực hiện sáp nhập, đảm bảo tiến độ đề ra.

Trước khi nhập, đặt, đổi tên xóm, tổ dân phố, trên địa bàn TP Hòa Bình có 15 đơn vị hành chính, gồm 8 phường, 7 xã với 235 xóm, tổ dân phố. Trong đó có 177 tổ dân phố và 58 xóm. Qua hơn 4 tháng thực hiện Kế hoạch số 124, ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện nhập, đặt tên, đổi tên xóm, tổ dân phố trên phạm vi toàn tỉnh, TP Hòa Bình đã thu được kết quả quan trọng, bước đầu đạt được mục tiêu sắp xếp bộ máy xóm, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, bảo đảm ổn định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng cán bộ, công chức, tiết giảm biến chế, giảm chi phí hành chính. Đặc biệt nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp thay đổi theo hướng tích cực; hoạt động của các tổ dân phố tiếp tục ổn định và vận hành hiệu quả.

Theo Quyết định số 3026, ngày 25/12/ 2018 của UBND tỉnh về việc nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, sau khi sáp nhập, TP Hòa Bình còn 155 xóm, tổ dân phố, trong đó có 109 tổ dân phố và 46 xóm. Thành phố đã tích cực triển khai chỉ đạo của UBND tỉnh, dự kiến đến hết quý I/2019 sẽ hoàn thành, giảm được 80 xóm, tổ dân phố, trong đó giảm 68 tổ dân phố và 12 xóm. Thành công bước đầu của việc sáp nhập đã giúp TP Hòa Bình giảm được 200 cán bộ không chuyên trách và tiết giảm chi phí 300 triệu đồng/tháng. Việc sáp nhập các xóm, tổ dân phố làm tăng tính tự quản của người dân. Nhân dân có điều kiện duy trì, bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Theo đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hòa Bình: Để đạt kết quả, ngoài việc tập trung chỉ đạo quyết liệt kế hoạch, trên cơ sở bảo đảm dân chủ, phát huy tính chủ động của người dân thì giải pháp quan trọng đó là phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân đối với chủ trương sáp nhập. Thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về mục đích, ý nghĩa của sáp nhập tổ dân phố để người dân hiểu, thông qua và đồng lòng thực hiện. Thành phố đã phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác sáp nhập. Trong các cuộc đối thoại, tiếp xúc giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thành phố với nhân dân, các cuộc tiếp xúc cử tri của HĐND thành phố, nội dung tuyên truyền về chủ trương sáp nhập đã được lồng ghép để giải đáp cho cán bộ và nhân dân.

Ngoài ra, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, phường trực tiếp họp dân tại các xóm, tổ dân phố để tuyên truyền, đối thoại, kịp thời giải thích những băn khoăn, thắc mắc của cán bộ và nhân dân trong quá trình thực hiện chủ trương sáp nhập.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hòa Bình, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện sáp nhập vẫn còn những khó khăn như: Các tổ dân phố hình thành từ lâu, đang hoạt động ổn định, việc sáp nhập ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, nhân dân và các hộ kinh doanh trên địa bàn. Người dân còn băn khoăn, lo lắng về công tác quản lý địa bàn dân cư, bố trí cán bộ làm công tác ở xóm, tổ dân phố. Việc sinh hoạt của người dân tại các nhà văn hóa và giải pháp giúp người dân làm thủ tục hành chính về nhân, hộ khẩu cũng như các thủ tục liên quan khác. Thành phố tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền tiếp tục tháo gỡ khó khăn để thực hiện kế hoạch sáp nhập các xóm, tổ dân phố bảo đảm kế hoạch đề ra, thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết giảm ngân sách, phát huy nguồn lực của người dân trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH.

 

Hương Lan

Các tin khác


Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường đã được Bộ Chính trị phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục