(HBĐT) - Đồng chí Lường Văn Đương, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: "Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã chỉ đạt 16 triệu đồng/năm, trong khi đó thu nhập bình quân của huyện đạt 25,6 triệu đồng/năm. Nguyên nhân khiến kinh tế chậm phát triển do địa bàn cách trở, nằm xa khu vực trung tâm huyện nên việc giao thương, vận chuyển hàng hóa còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đợt mưa lũ diễn ra vào tháng 10/2017 gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Trong đó có 2 người chết, 40 căn nhà bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở đất, đá, 16 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm buộc phải di dời. Nhiều tuyến đường liên thôn, xóm hư hỏng; thiệt hại gần 15 ha hoa màu, hơn 22.300 m2 ao cá”.


Gia đình ông Hà Văn Póm ở xóm Thượng, xã Trung Thành (Đà Bắc) giảm nghèo, nâng cao thu nhập nhờ phát triển trồng chè Shan tuyết.


 

Xác định được những khó khăn, thách thức, cấp ủy, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Các ban, ngành, đoàn thể chủ động phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT cho người dân. Theo thống kê năm 2018, toàn xã duy trì diện tích 2 vụ lúa đạt 97,9 ha, 160 ha ngô, 80 ha sắn theo đúng kế hoạch đề ra. Mở rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi với 16.000 con gia súc, gia cầm; 2,2 ha thủy sản. Bên cạnh đó, mô hình chè Shan tuyết được địa phương đánh giá là giống cây trồng mũi nhọn, giúp người dân giảm nghèo bền vững. Hiện nay, chè Shan tuyết được trồng nhiều tại các xóm: Búa, Thượng, Bay với diện tích 70 ha, trong đó có 40 ha đang cho thu hoạch.

Chúng tôi tới thăm gia đình ông Hà Văn Póm ở xóm Thượng, hộ có trên 15 năm kinh nghiệm trồng chè Shan tuyết. Hiện nay, ông Póm và các thành viên trong gia đình tất bật với công việc chăm sóc cây để chuẩn bị bước vào chu kỳ thu hoạch. Đưa chúng tôi dạo quanh đồi chè, ông Póm cho biết: "So với trồng ngô, chè Shan tuyết cho lợi nhuận cao hơn mà không tốn công chăm bón. Hiện nay, đồi chè của gia đình tôi mở rộng lên 1 ha. Trung bình mỗi ngày 3 thành viên trong gia đình có thể thu hái khoảng 1 tạ chè tươi. Giá thành ổn định 6.000 đồng/kg, mỗi tháng có thể thu về 17 triệu đồng. Chu kỳ thu hoạch kéo dài từ tháng 3- 11”.

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp người dân phát triển kinh tế, xã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện triển khai hiệu quả các chương trình vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ 14,4 tỷ đồng. Hàng năm, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, thu hút 500 lượt người tham gia. Năm 2018, Dự án giảm nghèo đã hỗ trợ 420 triệu đồng tạo điều kiện cho 32 hộ nghèo tham gia các nhóm sinh kế.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm, trong thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển hiệu quả mô hình chè Shan tuyết. Liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiếp tục duy trì và phát triển hiệu quả các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

 

Đức Anh


Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục