(HBĐT)-Từ mô hình tự quản đầu tiên được hình thành năm 1990 về ANTT tại xã Ngọc Lương (Yên Thủy), đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 7.500 mô hình tự quản trên tất cả các lĩnh vực. Theo đánh giá của đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, các tổ tự quản đã phát huy vai trò là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Mô hình tự quản đã phát huy được trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, góp phần phát triển KT-XH, giữ gìn ANTT, an toàn xã hội; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.


Thành viên "Tổ an ninh CCB tự quản" xã Tân Thành (Lương Sơn) tích cực đến các hộ gia đình tuyên truyền về chính sách pháp luật. 

Tự quản - mô hình thiết thực, hiệu quả
      
Cùng chúng tôi đi khảo sát thực tế tình hình ANTT tại địa phương, đồng chí Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Tân Thành (Lương Sơn) cho biết: Từ tháng 5/2011, Hội CCB xã bắt đầu tham gia xây dựng mô hình "Tổ an ninh CCB tự quản” trên địa bàn xã. Đây là lực lượng nòng cốt, phối hợp với lực lượng Công an trong việc tuần tra, canh gác bảo vệ, phòng, chống tội phạm ở các khu dân cư. Tổ an ninh đã đến từng hộ hội viên CCB và nhân dân trong xóm để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hương ước của địa phương. Từ đó, người dân tin tưởng cùng tham gia bảo vệ an ninh ở thôn, xóm, cung cấp nhiều nguồn tin tội phạm, tệ nạn ma túy, các tệ nạn xã hội khác. 
      
Tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, lĩnh vực ANTT được đánh giá là lĩnh vực có số lượng mô hình đông đảo và hiệu quả hơn cả. Từ những mô hình đầu tiên về ANTT, các địa phương đã có sự sáng tạo, đổi mới. Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 8/2019, toàn tỉnh có 7.503 mô hình tự quản trên các lĩnh vực. Trong đó, Công an tỉnh phối hợp quản lý 5.784 mô hình, Hội CCB phối hợp quản lý 1.920 mô hình, UB MTTQ tỉnh phối hợp quản lý 3.531 mô hình, Đoàn Thanh niên phối hợp quản lý 150 mô hình, Hội Liên hiệp phụ nữ phối hợp quản lý 221 mô hình…
      
Tất cả các lĩnh vực của đời sống đều đã xây dựng được mô hình tự quản. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, các mô hình tự quản đã khơi dậy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân. Phát huy được nội lực, thế mạnh của hộ gia đình hỗ trợ nhau về khoa học, kỹ thuật, cây, con giống, giới thiệu đầu ra cho sản phẩm… Qua đó, giúp người dân tạo việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, tiêu biểu như các mô hình: "Liên gia tự quản để làm tốt nhiệm vụ kinh tế”, "Vay vốn không lãi” của TP Hòa Bình, "Khu dân cư chung tay giảm hộ nghèo bền vững” của huyện Lạc Sơn…
     
Trong lĩnh vực VH-XH đã xây dựng được nhiều mô hình tự quản về lĩnh vực bảo vệ môi trường gắn với hoạt động của các tổ chức CT-XH như: "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”, "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh”… Nhờ vậy, tạo được chuyển biến về nhận thức, hành động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Phát huy được tính chủ động của người dân trong việc tổ chức tập kết rác thải, đào hố chôn lấp hoặc tiêu hủy, triển khai phân loại rác tại hộ gia đình trước khi đưa ra bãi tập trung nhằm giảm chi phí vận chuyển, duy trì việc ra quân dọn vệ sinh định kỳ vào ngày chủ nhật… Tiêu biểu như: "Tổ liên gia tự quản bảo vệ môi trường” của các huyện Kỳ Sơn, Lạc Thủy; mô hình đoạn đường "Thanh niên tự quản”, "Phụ nữ tự quản”, "Cựu chiến binh tự quản”…
      
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn xây dựng được các mô hình tự quản trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình như: "Tự quản về dân số - kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ 3” của huyện Đà Bắc, Lạc Thủy…đã tích cực tuyên truyền tới các hộ thực hiện mô hình ít con để đảm bảo sức khỏe, có điều kiện phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng, nhân rộng mô hình tổ tự quản
      
Những năm qua, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, thực hiện một cách bài bản. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Nhằm tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình tổ tự quản, ngày 1/11/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư”. Sau 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 22, để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, nhân rộng loại hình hoạt động tự quản trên phạm vi toàn tỉnh, ngày 10/7/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 890-QĐ/TU về việc ban hành Đề án "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nhân rộng tổ tự quản trong cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn tỉnh”. Các mô hình tự quản ở khu dân cư đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân xây dựng các mô hình tự quản, phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu của cán bộ, đoàn viên, hội viên trong các tổ tự quản. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư được nâng lên. Hoạt động tự quản ở khu dân cư từng bước đi vào nền nếp, có chiều sâu; nhiều mô hình có sức lan tỏa rộng, hiệu quả rõ nét. Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư được quan tâm thực hiện một cách bài bản, tiêu biểu như các huyện: Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các mô hình tự quản ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn như: chưa có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết về tổ chức và hoạt động thống nhất nên còn mang tính tự phát; nhiều mô hình tự quản được thành lập theo các chương trình chỉ đạo điểm có hỗ trợ một phần kinh phí, sau khi hết đầu tư, đưa vào nhân rộng thì chỉ còn mang tính cầm chừng, nội dung, hình thức hoạt động không thiết thực, hiệu quả chưa cao… Công tác kiểm tra, đánh giá hàng năm chưa được chú trọng; việc biểu dương, khen thưởng, động viên, khuyến khích những tổ tự quản hoạt động hiệu quả chưa được quan tâm đúng mức…
  
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Phó Bí thư TT Tỉnh ủy nhấn mạnh: Cần tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến trong việc xây dựng, nhân rộng các tổ tự quản trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt, cần xác định sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền là nhân tố quan trọng. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những yếu tố then chốt trong xây dựng, nhân rộng mô hình. Các cấp, ngành cũng cần tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện cũng như thống nhất quản lý và hoạt động của tổ tự quản. Lưu ý việc lựa chọn nội dung, cách thức tự quản ở khu dân cư phải phù hợp với thực tế, ý chí, nguyện vọng của người dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân thì mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự nguyện của nhân dân tham gia thực hiện.
 
 Dương Liễu

Các tin khác


Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường đã được Bộ Chính trị phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục