(HBĐT) - Xác định việc vận động, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình là nhiệm vụ trọng tâm, những năm gần đây, Hội LHPN huyện Kỳ Sơn nỗ lực đa dạng hóa hoạt động, huy động các nguồn lực để hỗ trợ chị em về vốn, phát động phong trào tương thân, tương ái, kết nối hỗ trợ hội viên khởi nghiệp… đạt được những kết quả đáng khích lệ.


Xưởng may của chị Đỗ Thị Hoa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hội viên phụ nữ trên địa bàn.

Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Hiện, huyện có trên 6.200 phụ nữ tham gia tổ chức Hội, chiếm trên 75,4% phụ nữ trên địa bàn. Thực hiện hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình tiến tới giảm nghèo bền vững, Ban chấp hành Hội LHPN huyện tích cực tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, qua đó, đổi mới phương thức hoạt động, cách thức hỗ trợ hội viên phù hợp, hiệu quả.

Năm 2018, Hội LHPN huyện hỗ trợ thành lập "Tổ liên kết chăn nuôi bò” ở xã Phúc Tiến thu hút 21 thành viên tham gia. Trong đó, hỗ trợ tập huấn 3 lớp về kỹ thuật phối giống, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn bò, kỹ thuật trồng cỏ voi cho các hộ thành viên. Khi thành lập tổ liên kết, các hộ có 154 con bò. Sau hơn 1 năm hoạt động, tổ đã có 40 thành viên, số bò tăng thêm trên 50 con, thu nhập bình quân đạt 100 triệu đồng/hộ/năm. Hỗ trợ thành lập "Tổ liên kết làm bánh gai” tại xã Hợp Thịnh có 5 thành viên tham gia. Thời gian đầu, mỗi hộ thành viên làm 2.000 chiếc bánh/tháng, đến nay, bình quân mỗi hộ sản xuất 7.000 chiếc bánh/tháng, cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/hộ/tháng. Cùng với duy trì các mô hình đã có, hiện, Hội phát triển thêm mô hình "Tổ liên kết chăn nuôi gà sạch", nhóm phụ nữ giúp nhau xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; mô hình thu gom, xử lý rác thải tại hộ gia đình ở các xã: Phú Minh, Độc Lập, Phúc Tiến, Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh.

Thực hiện phương châm "Đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp", hơn 1 năm qua, Hội LHPN huyện tích cực hỗ trợ hội viên vay vốn, kết nối thị trường, đào tạo nguồn lao động. Hội đã chọn giới thiệu 1 gian hàng gồm sản phẩm từ các mô hình làm bánh gai, nuôi ong lấy mật, sản phẩm nông nghiệp an toàn… để tham gia phiên chợ truyền thống do Hội LHPN tỉnh tổ chức tại huyện Lương Sơn. Hội hỗ trợ chị Nguyễn Thị Dung, xóm Đễnh, xã Dân Hòa mở xưởng may công nghiệp chuyên may túi sách xuất đi các nước châu Âu; hướng dẫn thủ tục hỗ trợ chị Cấn Thị Loan, xóm Mom, xã Phú Minh nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ Dự án tài chính vi mô mở rộng xưởng may gia công quần áo, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động nữ. Những tháng đầu năm nay, Hội khảo sát và phê duyệt cho 1 hội viên vay vốn khởi sự kinh doanh từ nguồn vốn Dự án tài chính vi mô với 3 ý tưởng khởi nghiệp, gồm: tổ liên kết nuôi gà thả vườn xã Độc Lập; tổ liên kết làm bánh gai xã Hợp Thịnh; hộ trồng cây đinh lăng làm dược liệu thị trấn Kỳ Sơn.

Nhằm tạo nguồn vốn hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện chỉ đạo các cơ sở Hội duy trì tốt các mô hình: "Tiết kiệm nhiệm kỳ”; "Dự án tài chính vi mô”; hoạt động ủy thác Ngân hàng CSXH; Ngân hàng NN&PTNT… Hiện đã thành lập được 71 nhóm tiết kiệm nhiệm kỳ với 1.140 thành viên, đã tiết kiệm được trên 115 triệu đồng, giúp 29 chị vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Hoạt động Dự án tài chính vi mô thành lập được 43 nhóm, với 907 thành viên tham gia, tổng nguồn vốn tín dụng tiết kiệm 4,6 tỷ đồng, trong đó, tiết kiệm của thành viên là 582,6 triệu đồng cho hội viên vay. Bằng hoạt động ủy thác, Hội LHPN huyện tín chấp cho trên 1.360 hội viên vay vốn của Ngân hàng CSXH, tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm là 0,05%, không có xâm tiêu, chiếm dụng. Duy trì 14 tổ vay vốn Ngân hàng NN&PTNT với 320 thành viên, tổng dư nợ 41,577 tỷ đồng. Với sự giám sát của tổ chức Hội, nguồn vốn được quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích, việc trả nợ, lãi được thực hiện đúng quy định. Cùng với đó, Hội quan tâm gây dựng phong trào tương thân, tương ái, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con cái. Những năm qua, huyện Hội duy trì 70 nhóm phụ nữ tiết kiệm giúp đỡ lẫn nhau khi có hội viên gặp khó khăn, hoạn nạn, hoặc có việc lớn trong gia đình.

Lam Nguyệt


Các tin khác


Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Đường bộ, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn, QH thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục