Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 18/6, Quốc hội biểu quyết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).



Quang cảnh phiên họp chiều 17/6/2020. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sau đó, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thảo luận nội dung này tại tổ, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhiều ý kiến góp ý về các vấn đề: các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; biện pháp xử lý hành chính đối với người sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, nhất là đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; bổ sung quy định nâng mức phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực nhằm tăng cường tính răn đe, phòng ngừa, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; về thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; về thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính; quy định đối với người dưới 18 tuổi vi phạm hành chính...

Trong phiên họp chiều, Quốc hội biểu quyết Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sau đó, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Đây là dự án Luật có tác động lớn đến kinh tế - xã hội, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên quan với nhiều luật nên đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Một số nội dung chính của dự thảo Luật tiếp tục được xin ý kiến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, gồm: việc xem xét để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật và các cam kết quốc tế về môi trường; việc đánh giá những tác động của 13 nhóm chính sách liên quan đến kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách trên cơ sở tình hình thực tiễn của Việt Nam; việc giải thích các khái niệm mới liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ môi trường; về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường; về mức chi tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường; về các vấn đề đã được đưa ra trong dự án Luật có liên quan đến thu chi ngân sách, phương thức tính toán, quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Đường bộ, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn, QH thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục