(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhằm giải quyết, tháo gỡ khó khăn, ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) tại hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương về vấn đề này diễn ra ngày 21/8. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh và các sở, ban, ngành...

 

Các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Giải ngân VĐTC là nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi đó là tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và là các công trình, dự án quốc gia. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, vai trò lãnh đạo của Đảng hết sức quan trọng. Thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn một số bộ, địa phương tỷ lệ giải ngân rất thấp, vì vậy, phải có quyết tâm chính trị cao.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2020, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/7 là 30.767 tỷ đồng, đạt 31,71% kế hoạch; ước thanh toán đến 31/8 là 39.650,7 tỷ đồng, đạt 40,87% kế hoạch. Giải ngân vốn kế hoạch năm 2020, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/7 là 193.040 tỷ đồng, đạt 36,2% kế hoạch, đạt 40,98% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm; ước thanh toán đến 31/8 là 221.774,1 tỷ đồng, đạt 41,59% kế hoạch, đạt 47,08% kế hoạch Thủ tướng giao.

Có 11 bộ, cơ quan T.Ư và 31 địa phương tỷ lệ giải ngân đến 31/7 đạt trên 45%. 31 bộ, cơ quan T.Ư và 13 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%; trong đó có 16 bộ, cơ quan T.Ư và 1 địa phương tỷ lệ giải ngân dưới 15%.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ giải ngân VĐTC còn chậm. Các bộ, ngành và địa phương cho rằng, ngoài nguyên nhân về cơ chế, chính sách, trong đó có chính sách về giải phóng mặt bằng, tái định cư vẫn còn vướng mắc, chưa được sự đồng thuận của người dân, thì nguyên nhân lớn là do tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc huy động nhân lực, vật tư, tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn, nhiều công trình phải tạm ngừng thi công. Đặc biệt, một số dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện, do đó, hoạt động giải ngân ngưng trệ. Ngoài ra, một số chủ dự án chậm trễ thực hiện thủ tục lập hồ sơ, chứng từ cho các khoản rút vốn từ tài khoản đặc biệt để hoạch toán giải ngân...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt chỉ đạo, giải ngân hết số vốn 630.000 tỷ đồng năm nay. Hàng tháng, Chính phủ sẽ họp để kiểm điểm, đốc thúc nhiệm vụ này ở từng bộ, ngành, địa phương. Chính phủ cương quyết có chế tài xử lý những đơn vị không giải ngân hết VĐTC. Ngay sau hội nghị, Thủ tướng sẽ có kết luận để chỉ đạo kịp thời giải quyết khó khăn về vấn đề này. Sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình chậm trễ trong vấn đề giải ngân, kiên quyết thu hồi vốn để điều chuyển cho các dự án cần vốn, giải ngân nhanh…


H.N

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục