(HBĐT) - Ngày 26/10, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức hội nghị chia sẻ, bàn giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình (Chỉ số PCI). Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hiệp hội DN tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; Hiệp hội DN một số tỉnh và 150 DN, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

9 tháng qua, toàn tỉnh thu hút được 35 dự án (có 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài), vốn đăng ký đầu tư 16.891 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng 9/2020, tỉnh đã thu hút được 589 dự án (41 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài), với tổng vốn đăng ký khoảng 99.318 tỷ đồng. Có 275 dự án đã đi vào SX-KD, chiếm 46,7% tổng số dự án đầu tư toàn tỉnh.

Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về cải cách hành chính; tổ chức gặp mặt, đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho DN; cải cách tổ chức bộ máy tinh gọn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, như: quy hoạch quá nhiều nhưng chất lượng thấp, còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu gắn kết, dẫn tới hiệu quả thực hiện rất thấp, đây là "nút thắt” cản trở rất lớn đến các hoạt động đầu tư, phát triển. Thủ tục hành chínhtrong lĩnh vực đất đai bị xem là phiền hà hàng đầu của DN. Nhiều DN cho rằng, tài liệu ngân sách, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch đầu tư công khó tiếp cận. Khả năng tiếp cận thông tin phụ thuộc vào các mối quan hệ. DN còn chịu gánh nặng trong công tác thanh tra, kiểm tra...

Ý kiến của một số chuyên gia và DN cho rằng, để cải thiện chỉ số PCI, các sở, ngành, chính quyền địa phương cần tăng cường tính công khai, minh bạch nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bền vững, hiệu quả cao. Thủ tục đất đai cần nhanh chóng, thuận lợi để tạo điều kiện thu hút đầu tư. Cần có tổ hợp tín dụng của các ngân hàng giúp DN tiếp cận vốn vay. Đề nghị UBND tỉnh ban hành quy định về công tác thanh, kiểm tra nhằm tránh trùng lắp, gây phiền hà cho DN; tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp của các sở, ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Năm 2019, Hòa Bình có bước tiến vượt bậc khi lần đầu tiên chỉ số PCI vươn lên xếp hạng khá. Tuy nhiên, tỉnh còn dư địa và không gian lớn để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành làn sóng mới để thu hút đầu tư. Trong thời gian tới, tỉnh cần tăng cường công tác truyền thông về tiềm năng, lợi thế, nhất là trong lĩnh vực phát triển du lịch, nông nghiệp công nghiệp cao, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ phục vụ vùng Thủ đô và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận thông tin và thông tin phải minh bạch. Tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục, nhất là về đất đai, thuế, bảo hiểm; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công. Đồng thời, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội DN, coi đây là cánh tay nối dài của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Nhằm nâng cao Chỉ số PCI, trong thời gian tới. Tỉnh ủy, UBND tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo công khai công tác quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa; tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về thủ tục đất đai, công tác thanh, kiểm tra... Các sở, ngành, huyện, thành phố cần rà soát, giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, chuyên viên; tăng cường thực hiện chuyển đổi số trong DN. Bên cạnh đó, Hiệp hội DN cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong việc đánh giá Chỉ số PCI, có trách nhiệm theo dõi và phản ánh vướng mắc đến lãnh đạo tỉnh để kịp thời xử lý, tháo gỡ.

 

H.N


Các tin khác


Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục