(HBĐT) - Chiều 27/10, tại Văn phòng UBND tỉnh, các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành chức năng của 2 tỉnh Hoà Bình và Sơn La đã có buổi làm việc bàn về hướng tuyến và phương án, cách thức triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La).


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh uỷ Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư PPP hỗn hợp, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 17/5/2019, với tổng chiều dài toàn tuyến 85 km, trong đó có 49 km trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, 36 km địa phận huyện Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La).

Đây là dự án nhóm A có tổng vốn đầu tư khoảng 22.294 tỷ đồng, trong đó, phần Nhà nước tham gia trong dự án là quỹ đất của địa phương hai tỉnh khoảng 5.000 tỷ đồng (tỉnh Hòa Bình khoảng 900 tỷ đồng; tỉnh Sơn La4.100 tỷ đồng).

Tại buổi làm việc, các đại biểutỉnh Sơn La và nhà đầu tư tiềm năng đã đưa ra những khó khăn về cơ chế, chính sách cho thấydự án buộc phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, qua tính toán mật độ phương tiện giao thông dự báo không cao, tuyến quốc lộ 6 chạy song song, thời gian thu hồi vốn dài, khả năng huy động vốn tín dụng thực hiện theo hình thức BOT toàn tuyến khó khăn ở thời điểm hiện tại. Cùng với đó, khả năng cân đối các nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) bổ sung tham gia thực hiện toàn dự án (kể cả ngân sách T.Ư và ngân sách địa phương) trong giai đoạn 2021-2025 rất khó khăn…Chính vì vậy, theo ý kiến của tỉnh Sơn La và nhà đầu tư tiềm năng, nên giảm quy mô dự án từ cao tốc xuống thành loại đường có tốc độ cao. 

Theo đó, toàn đoạn tuyến khu vực địa bàn tỉnh Sơn La sẽ được điều chỉnh và đầu tư vốn theo hướng dùng NSNN. Trước mắt, để đảm bảo thông tuyến giai đoạn 1, khai thác hiệu quả tuyến đường 35 km thuộc địa phận tỉnh Sơn La (bề rộng nền đường 13,5 m).

Về phía tỉnh Hoà Bình, cơ bản có 2 phương án để đấu nối với đoạn cuối của tỉnh Sơn La. Phương án thứ nhất, hướng tuyến sẽ từ TP Hoà Bình đến xã Cao Sơn (Đà Bắc), sau đó có 2 cầu vượt hồ Hoà Bình đấu nối với điểm cuối đoạn tuyến của tỉnh Sơn La; phương án thứ 2 là điều chỉnh về phần địa bàn tỉnh Hoà Bình sẽ không đi quahuyện Đà Bắc, mà chạy theo tuyến đường 435 từ TP Hoà Bình lên xã Ngòi Hoa, sau đó triển khai tiếp 25 km và đấu nối và điểm cuối của đoạn tuyến cuối trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đối với phương án này sẽ tránh được sương mù khu vực đèo Thung Khe. 

Tuy nhiên, theo quan điểm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hoà Bình, đối với dự án tuyến đường nên vẫn được triển khai theo hướng là cao tốc. Đồng thời cho rằng, nếu dự án đi theo trục đường 435 sẽ không đảm bảo về chất lượng khi hàng loạt xe tải trọng lớnqua đây. Đồng thời, không phát huy hiệu quả đối với những địa bàn của huyện Đà Bắc và các vùng giáp ranh của tỉnh Sơn La...

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, kết luận tại hội nghị, các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình; Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La cho rằng: Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với tỉnh Hoà Bình và Sơn La, mà tương lai còn triển khaitiếp đến tỉnh Điện Biên. Đồng thời, thống nhất vẫn triển khai dự án tuyến đường Hoà Bình - Mộc Châutheo quy mô cao tốc. Về hướng tuyến, đề nghị các đơn vị chức năng, nhà đầu tư tiềm năngkhảo sát kỹ, tham mưu đảm bảo có tính khả thi, nghiên cứu cụ thể về điều kiện địa chất, xác định các điểm đứt gãy để lên phương án công trình cầu, hầmhợp lý,mang lại hiệu quả cao nhất. Làm rõ những đoạn tuyến, công trình sử dụng NSNN, nguồn vốn thực hiện trình Chính phủ và trình các bộ, ngành liên quan.

Đối với những đoạn tuyến nào nhà đầu tư tiềmnăng thực hiện cũng phải làm rõ, trên tinh thần nhà đầu tư phải có lợi nhuận, ít nhất cũng phải so với đầu tư các ngành nghề khác tương đương. Như vậy, dự án mới có tính khả thi cao và phát huy được hiệu quả của tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, cũng như thúc đẩy KT - XH trong khu vực.

  

H.T


Các tin khác


Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục