(HBĐT) - Sáng 2/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ mười, Quốc hội (QH) khóa XIV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, QH họp phiên toàn thể tại hội trường mở đầu đợt hai của Kỳ họp. 


Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tại Tổ sáng 2/11. 

Phát biểu mở đầu đợt 2 của Kỳ họp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đến nay, Kỳ họp thứ 10 đã đi được 1/3 chặng đường với 6 ngày làm việc rút ngắn được 1 ngày so với dự kiến ban đầu, hoàn thành tốt chương trình nghị sự của đợt 1. Theo Chủ tịch QH, việc họp trực tuyến được tổ chức thực hiện chu đáo, các nội dung đã diễn ra thông suốt, bảo đảm tiến độ, chất lượng và có hiệu quả.

Về nội dung Đợt 2 của Kỳ họp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, QH sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung rất quan trọng. Đó là QH sẽ thông qua các Nghị quyết kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021, Nghị quyết kỳ họp...

Tại phiên họp tập trung, QH đã dành một phút mặc niệm để tưởng niệm đồng bào tử nạn, cán bộ hy sinh do bão lũ.

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, QH họp phiên toàn thể hội trường, nghe báo cáo của Chính phủ về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Trong phiên thảo luận Tổ buổi sáng về kết quả thực hiện Nghị quyết số 100/2002/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương tình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ, sau 5 năm thực hiện nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, hoàn thành được nhiều mục tiêu của nhiệm kỳ 2016-2020. Tuy nhiên, về vấn đề nợ tiêu chí và nợ xây dưng cơ bản vẫn còn, hậu chương trình nông thôn mới (NTM) vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Chương trình giảm nghèo bền vững cũng tương tự. Vẫn còn có tình trạng giảm nghèo không đều, co cụm nghèo vào những vùng đặc biệt khó khăn, tập trung vào những nơi không có sinh kế cho người dân, những nơi chịu thiên tai lũ bão.

Trong giai đoạn 2021-2026, Chính phủ vẫn xác định 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu đề nghị cân nhắc chỉ nên thực hiện 2 chương trình, đó là chương trình NTM và chương trình Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi. Trong điều kiện phát triển KT-XH đối với đồng bào DTTS sau dịch Covid-19 và lũ bão thì nguồn lực đã rất khó khăn. Vấn đề nghèo của các tỉnh không còn là mục tiêu của quốc gia mà trở thành vấn đề của từng địa phương. Do đó không cần một ban chỉ đạo của quốc gia để chỉ đạo. Thay vào đó dành nguồn lực vào 2 chương trình mục tiêu quốc gia còn lại. Và khi phát triển được 2 chương trình kia chắc chắn sẽ giảm nghèo. Đề nghị QH và Chính phủ cân nhắc giao cho Uỷ ban Xã hội cân nhắc về chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Về việc phân bổ ngân sách và nguyên tắc thực hiện phải có sự liên kết với nhau. Những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao thì tỷ lệ phân bổ ngân sách cũng cần được nhiều hơn. Đề nghị cần cân nhắc thêm về sinh kế cho vùng có nguy cơ sạt lở, cần sớm có tái định cư cho người dân, cần đi sớm hơn 1 bước đối với việc biến đổi khí hậu.

Buổi chiều, QH nghe Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết thí điểm quản lý, sử dụng đất QP-AN kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; thảo luận ở Tổ về nội dung này và công tác nhân sự. 


Hoài Thu (Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh) - P.V (TH)  


Các tin khác


Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục