(HBĐT) - Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các địa phương về công tác phòng, chống dịch bệnh vào chiều mồng 4 Tết vừa qua, tỉnh Hòa Bình là một trong những địa phương được Thủ tướng Chính phủ biểu dương vì đã chủ động, quyết liệt, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Đến nay, sau hơn 20 ngày xuất hiện 2 ca bệnh F0 đầu tiên ngoài cộng đồng, chưa xuất hiện thêm ca bệnh mới nào, 2 ca bệnh này đã được điều trị khỏi bệnh, ra viện; mọi hoạt động sản xuất, làm việc của tỉnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đã trở lại bình thường gắn với thực hiện nghiêm các biện pháp PCD.


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại khu vực phong tỏa phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình (ảnh chụp ngày 2/2/2021).

Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị 

Khi có kết quả chính thức về 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh, ngay trong đêm 30/1, rất nhiều nội dung chỉ đạo, phương án PCD, những việc cần làm ngay được khẩn trương, cấp bách đưa ra họp bàn, thống nhất, triển khai. Cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 tỉnh với các địa phương kết thúc lúc hơn 23h, sau đó, cuộc họp của BCĐ các địa phương, sở, ngành liên quan tiếp tục được diễn ra trong đêm. Ngay trong đêm 30, sáng sớm 31/1, UBND tỉnh đã liên tiếp ban hành 2 quyết định về việc "thiết lập vùng cách ly y tế” tại khu vực dân cư tổ 3, phường Đồng Tiến (TP   Hòa Bình) và khu Ban Rừng, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) là khu vực nhà riêng của 2 trường hợp F0. 

Gấp rút trở về từ Đại hội lần   thứ XIII của Đảng, các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ PCD Covid-19 tỉnh đã khẩn trương đi kiểm tra tình hình thực tế hoạt động của các khu vực cách ly tập trung của huyện Tân Lạc và TP Hòa Bình, khu vực phong tỏa tại phường Đồng Tiến, cơ sở vật chất tại Trung tâm Y tế TP Hòa Bình cơ sở 3 để chuẩn bị làm khu vực điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để kịp thời nắm bắt những khó khăn, tồn tại, hạn chế, kiến nghị liên quan đến công tác PCD. Trong các cuộc  kiểm tra, làm việc thực tế này, rất nhiều ý kiến chỉ đạo quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời được đưa ra như: Xét nghiệm toàn bộ người dân trong khu vực phong tỏa, thành lập các tổ công tác hỗ trợ địa phương có dịch, nghiên cứu xét nghiệm diện rộng khu vực có nguy cơ, tổ chức khu vực cách ly, xử lý nghiêm các trường hợp khai báo gian dối và không chấp hành quy định cách ly…

Tiếp sau đó, trong 2 ngày 6 - 7/2, BCĐ PCD Covid-19 tỉnh khẩn trương đi kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ 10/10 huyện, thành phố trong công tác PCD. Hàng loạt văn bản hỏa tốc, chỉ đạo công tác PCD của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, kết luận buổi làm việc của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Y tế được ban hành. Hệ thống chính trị từ cấp huyện đến xóm, tổ dân phố hoạt động hết công suất, phân công nhiệm vụ đến từng cá nhân, thực hiện việc rà soát, tra vết các đối tượng F1, F2; đồng thời thực hiện việc tổ chức cách ly F1, quản lý, hướng dẫn và yêu cầu F2 ký cam kết tự cách ly tại nhà. Công tác PCD trên địa bàn tỉnh nhanh chóng đi vào quy củ, ổn định. Các địa phương cũng vào cuộc mạnh mẽ, phân công từng Thường vụ Huyện ủy phụ trách địa bàn, lập tổ công tác, thành lập chốt kiểm soát, tăng cường truy vết, rà soát các đối tượng F1, F2, người về từ vùng dịch… Đội ngũ cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thức xuyên đêm để lấy mẫu, làm xét nghiệm cho các trường hợp F1, trong khu vực phong tỏa.

Linh hoạt, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch

Sáng 2/2, cùng đoàn công tác của Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn, chúng tôi có mặt tại huyện Tân Lạc. Lúc này, hệ thống chính trị của cả huyện gần như "tê liệt” do toàn bộ đội ngũ lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, phòng, ban, các xã đều thuộc diện F1, F2, F3; lúc cao   điểm, Tân Lạc có đến 165 trường hợp F1 phải cách ly tập trung. Trước tình hình đó, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn đã yêu cầu thành viên BCĐ tỉnh được phân công phụ trách huyện Tân Lạc phải ngay lập tức có mặt, trực tiếp chỉ đạo công tác PCD trên địa bàn; Sở Y tế thành lập tổ công tác hỗ trợ, hướng dẫn huyện thực hiện đúng, nghiêm túc công tác PCD Covid-19... Đồng thời, bộ máy chính trị huyện Tân Lạc khẩn trương triển khai việc ứng dụng mạnh mẽ CNTT để chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ. Nhờ vậy, sau một vài ngày lúng túng, công tác PCD, nhất là hoạt động của các khu cách ly tập trung dần đi vào quy củ, ổn định.

Như đã nói ở trên, 2 trường hợp F0 đầu tiên ngoài cộng đồng trên địa bàn tỉnh ta đã tạo ra số lượng F1, F2, F3 khá lớn. Đồng thời dẫn đến 2 khu vực dân cư với hơn 1.100 nhân khẩu bị phong tỏa trong thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cận kề. Vừa đảm bảo yêu cầu công tác PCD, vừa tạo tâm lý ổn định cho người dân, toàn bộ người dân trong khu vực phong tỏa được lấy mẫu xét nghiệm. Thật may mắn là toàn bộ các mẫu xét nghiệm đều có kết quả âm tính. Đây chính là điều kiện quan trọng để Sở Y tế sau khi xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố đã mạnh dạn tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định dừng cách ly y tế tại khu vực phong tỏa của TP Hòa Bình và huyện Tân Lạc đúng tối 28 Tết. Nhiều người dân của khu vực phong tỏa đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng, hát vang trong giây phút gỡ phong tỏa. Người dân tin tưởng, đánh giá cao sự quyết liệt nhưng cũng rất linh hoạt trong công tác PCD của thành phố, của tỉnh. 


Huyện Lương Sơn thành lập gần 80 chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại 11/11 xã, thị trấn. 

Cùng với 2 khu vực phong tỏa, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc "cách ly đối tượng F1 đủ 14 ngày”, từ ngày 10 - 11/2 (tức ngày 29, 30 Tết), các công dân cách ly tập trung đủ 14 ngày và có đủ số lần xét nghiệm âm tính theo quy định đã lần lượt được kết thúc cách ly tập trung, về với gia đình đón Tết. Đến ngày 14/2 (tức ngày mồng 3 Tết), toàn tỉnh không còn trường hợp F1 nào phải cách ly tập trung. 

Tuy ngoài 2 ca bệnh F0 trong cộng đồng được phát hiện ngày 30/1, đến nay tỉnh có hơn 20 ngày chưa phát hiện ca bệnh mới, nhưng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh vẫn tiếp tục được siết chặt. Hiện, UBND tỉnh yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung thực hiện nghiêm, linh hoạt Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách PCD Covid-19. Tiếp tục thúc đẩy làm việc trên môi trường mạng và các hoạt động trực tuyến. Quan tâm động viên kịp thời đối với lực lượng cán bộ y tế, chiến sỹ LLVT... trực tiếp làm nhiệm vụ PCD. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động quyết định áp dụng các biện pháp PCD phù hợp trên địa bàn, có sự tham mưu của ngành Y tế trước khi quyết định. Thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người, thực hiện nghiêm các quy định về PCD tại công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở SX-KD, dịch vụ... Không dừng hoạt động SX-KD nhưng phải kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm an toàn tại các cơ sở SX-KD. 

Dương Liễu

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục