(HBĐT) - Ngày 25/3, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc nghe báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch và các dự án nằm trong quy hoạch chung khu vực đường Hòa Lạc – TP Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở: Xây dựng, KH&ĐT, VH-TT&DL, TN&MT; các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu và TP Hòa Bình.


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc.

Đồ án quy hoạch chung dọc hai bên tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 6/7/2017 với quy mô 11.106,6 ha, dân số hiện trạng 17.307 người. Đồ án được lập nhằm đáp ứng mục tiêu thúc đẩy phát triển khu vực dọc hai bên tuyến đường Hòa Lạc – TP Hòa Bình, khớp nối liên kết khu vực Hà Nội và Hòa Bình, kết nối quy hoạch chung các xã thông qua tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình, nhằm khống chế các khoảng lùi, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và nâng cấp lên đường cao tốc đủ điều kiện.

Đối với Quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, đến nay đã được Bộ Xây dựng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Báo cáo số 22/BC-BDX ngày 2/3/2021 với quy mô 52.200 ha. Phạm vi của Đồ án trên địa bàn TP Hòa Bình và 4 huyện (Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu). Quy hoạch gồm 6 phân khu. Huyện Đà Bắc có 22 dự án, tổng diện tích khoảng 4.037 ha; huyện Cao Phong có 11 dự án, tổng diện tích khoảng 439,05 ha; huyện Tân Lạc có 11 dự án, tổng diện tích 853,7 ha; huyện Mai Châu có 3 dự án, tổng diện tích 63,46 ha; TP Hòa Bình (khu vực lòng hồ) có 2 dự án, diện tích 189 ha. Khu vực hồ Hòa Bình có 51 dự án và đề xuất thực hiện dự án. Trong đó có 19 dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư với số vốn 3.515 tỷ đồng, đăng ký sử dụng 3.726 ha đất, trong số này có 3 dự án đã đi vào hoạt động, 16 dự án chưa hoàn thành, 9 dự án đang chậm tiến độ so với cam kết, cơ quan chức năng đề xuất thu hồi các dự án không triển khai.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã báo cáo làm rõ thêm những khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án đầu tư như: Phần lớn các dự án chậm tiến độ hiện đang gặp phải vướng mắc về thủ tục hành chính. Giá đền bù tại khu vực hồ, đặc biệt là khu vực lõi tăng nhanh gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi thỏa thuận. Một số nhà đầu tư không tích cực, không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết. Nhiều dự án nhỏ, chưa có quy hoạch chi tiết gây khó khăn cho quản lý và thu hút các dự án lớn… Từ đó kiến nghị, đề xuất những giải pháp tăng cường công tác quản lý, đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án đầu tư.

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Công tác quy hoạch được xác định là 1 trong 4 đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Chính vì vậy, quy hoạch cần được xây dựng có chất lượng với tầm nhìn dài hạn và đặc biệt phải quản lý tốt quy hoạch, thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, chú trọng các dự án du lịch chất lượng cao, thu hút dự án dự án khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, mang lại gia tăng cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan hồ Hòa Bình. Các sở, ngành khẩn trương xây dựng quy chế lựa chọn nhà đầu tư; quy chế giải phóng mặt bằng gắn trách nhiệm của các cấp, ngành, nhà đầu tư và người dân; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án triển khai bảo đảm tiến độ cam kết; đồng thời rà soát kiên quyết xử lý, thu hồi các dự án không triển khai làm ảnh hưởng, phá vỡ môi trường đầu tư của tỉnh. Về quy hoạch đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình cần được xây dựng bảo đảm sự phát triển cho tương lai của tỉnh.

L.C

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục