(HBĐT) - Ngày 9/6, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với BTV Thành ủy Hòa Bình về công tác quản lý đô thị từ năm 2020 đến nay và những giải pháp thời gian tới. Cùng tham gia buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

 


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận buổi làm việc. 

TP Hòa Bình là thành phố trẻ trong hệ thống đô thị cả nước, có 19 đơn vị hành chính (12 phường, 7 xã), tốc độ đô thị hóa giai đoạn 2016 - 2021 đạt 6,5%, tỷ lệ đô thị hóa đạt 78,1%. Những năm qua, thành phố đã quan tâm công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị. Đã đầu tư nhiều công trình, dự án quan trọng như: Cầu Hòa Bình 3, triển khai dự án cầu Hòa Bình 2, đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng, mở rộng, nâng cấp đường 435, mở rộng, nâng cấp đường Hoàng Văn Thụ; thực hiện nhiều dự án hạ tầng, chỉnh trang đô thị… Đến nay, tổng diện tích quy hoạch phân khu đạt 47,5%, tổng diện tích quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt đạt 20,96%. Công tác quản lý từng bước đi vào nền nếp.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý đô thị còn nhiều bất cập, tỷ lệ phủ kín quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chi tiết còn thấp. Chất lượng một số đồ án chưa cao. Nguồn lực đầu tư hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III để nâng lên đô thị loại II còn thiếu. Việc xây dựng không phép, sai phép, trái phép; tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng vẫn diễn ra. Tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố chưa được xử lý dứt điểm… Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc, dẫn đến chậm tiến độ các dự án, công trình trên địa bàn.

Thành ủy Hòa Bình đã kiến nghị, đề xuất với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh một số nội dung như: Giải quyết sai sót trong giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc sử dụng đất của HTX Nghĩa Phương và khu thuỷ sản, phường Phương Lâm. Đề nghị tỉnh hỗ trợ nguồn lực đầu tư một số công trình hạ tầng kỹ thuật (hồ Thịnh Lang, Tân Hòa, Thống Nhất, các bãi đỗ xe tĩnh…); bổ sung kinh phí dịch vụ công ích…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận những kết bước đầu đã đạt được của TP Hòa Bình trong quản lý đô thị, nhưng những kết quả so với mục tiêu đề ra còn khoảng cách rất xa. Nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Thành phố phải xác định rõ mục tiêu vươn tới là thành phố có bản sắc, văn minh, hiện đại, là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, trái tim của tỉnh và cửa ngõ vùng Tây Bắc. Trên tinh thần đó, trước hết, thành phố phải xác định rõ mục tiêu, khát vọng, mong muốn phát triển, xây dựng quy hoạch thành phố tầm nhìn đến năm 2045 có chất lượng tốt, đặc biệt phải quản lý thật tốt quy hoạch. Việc thực hiện quy hoạch phải chú ý tới lợi thế riêng có dọc đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, các cầu qua sông Đà, quy hoạch không gian phát triển dọc hai bờ sông Đà. Bên cạnh đó, thành phố nâng cao trách nhiệm, trước hết là các đồng chí trong Thường trực Thành ủy quyết liệt chỉ đạo công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự đô thị, xử lý các vấn đề đô thị như rác thải, nước thải, xây dựng văn hóa văn minh đô thị… Đối với công tác giải phóng mặt bằng, xác định rõ vai trò của cấp ủy, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị tham gia, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng. Thành phố rà soát quản lý chặt chẽ tài nguyên, kiểm tra, đề xuất xử lý các dự án không triển khai, vi phạm về đô thị, đất đai, tài nguyên.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý: Thành phố cần đặc biệt quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành đô thị, xây dựng quy chế quản lý đô thị, tăng cường trách nhiệm của từng cá nhân, người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Tăng cường sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệp quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục tư tưởng lơ là, chủ quan, kiểm soát chặt chẽ người từ vùng dịch trở về, phát huy vai trò tổ chống dịch cộng đồng tại khu dân cư; đồng thời, quan tâm công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão đang diễn ra.

L.C

Các tin khác


Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục