Chiều tối 2/9, Thủ tướng đã đột xuất kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 qua hệ thống trực tuyến vừa được thiết lập tại năm xã, phường, thị trấn thuộc TP Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, Tiền Giang. Đây là một số trong những xã, phường, thị trấn có diễn biến phức tạp về Covid-19.


Thủ tướng Phạm Minh Chính (ngoài cùng bên phải) kiểm tra một trạm y tế lưu động tại TP Hồ Chí Minh, ngày 26/8 vừa qua.
Sau khi đi kiểm tra thực tế công tác phòng chống dịch tại các xã, phường, thị trấn ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, trong ba ngày vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã cùng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thiết lập trung tâm chỉ huy, kiểm tra trực tuyến về công tác phòng, chống dịch từ phòng làm việc của Thủ tướng để kết nối tới 2.594 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn thuộc 19 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đã đặt câu hỏi với lãnh đạo các xã, phường, thị trấn này về nội dung cơ bản trong các Công điện 1099 ngày 22/8, Công điện 1102 ngày 23/8 của Thủ tướng Chính phủ; công tác triển khai thực tế các Công điện này trên địa bàn; những nhiệm vụ các xã, phường, thị trấn phải thực hiện khi lấy xã, phường, thị trấn làm "pháo đài”, người dân là "chiến sĩ” trong phòng chống dịch.

Kết quả kiểm tra cho thấy các xã, phường đã làm được một số việc cơ bản. Tuy nhiên, một số nơi chưa nắm chắc quan điểm chỉ đạo và cách làm trong việc lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài; người dân là chiến sĩ; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân, cho nên quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy tổ chức thực hiện còn những hạn chế, bất cập và có địa bàn hiệu quả chống dịch chưa cao. Có nơi chưa kiện toàn ban chỉ đạo, sở chỉ huy phòng chống dịch và chưa ban hành quy chế làm việc. Một số nơi không có người trực, như phường 10, Quận 4, TP Hồ Chí Minh không có người trực chỉ huy, Thủ tướng gọi không được.

Ngay lập tức, Thủ tướng chỉ đạo các xã phường, thị trân phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa một số nhiệm vụ chủ yếu sau.

Thứ nhất, phải thực hiện thật nghiêm ngặt các quy định giãn cách, cách ly, "ai ở đâu thì ở đấy”.

Thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội, không để bất cứ người dân nào thiếu đói.

Thứ ba, bảo đảm  người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, cụ thể là khi người dân có nhu cầu, người dân gọi thì phải đáp ứng ngay; tổ chức xét ngiệm thần tốc, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế để nhanh chóng phát hiện F0; tăng cường các trạm xá lưu động để thu dung, phân loại, chăm sóc, điều trị F0 phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngay tại xã, phường, thị trấn. Tổ chức tiêm vaccine khoa học, an toàn, hiệu quả, bảo đảm phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chăm sóc, điều trị F0 kịp thời ngay tại xã phường, thị trấn để người bệnh không chuyển nặng, góp phần giảm các ca tử vong trên địa bàn.

Thứ tư, phải bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an dân tại địa bàn phường, xã, thị trấn.

Thứ năm, phải tuyên truyền, vận động, kêu gọi nhân dân phòng, chống dịch để Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm.

Thứ sáu, người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng chống dịch. Người dân là trung tâm thì mọi chính sách và việc thực hiện chính sách phải hướng đến người dân. Người dân là chủ thể thì phải tích cực cùng hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch có hiệu quả. Thực hiện tốt mối quan hệ cấp ủy lãnh đạo, chính quyền quản lý, người dân làm chủ, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường giám sát, kiểm tra trong phòng, chống dịch.

Thứ bảy, những nơi chưa kiện toàn thì phải kiện toàn ngay ban chỉ đạo, sở chỉ huy phòng chống dịch, ban hành quy chế làm việc của ban chỉ đạo và sở chỉ huy.

Thứ tám, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về công tác và hiệu quả phòng chống dịch, thường xuyên báo cáo cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh để kịp thời tháo gỡ và thực hiện có hiệu quả các công điện của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, từ phòng làm việc, Thủ tướng có thể sẽ kiểm tra đột xuất hay thường xuyên các xã, phường, thị trấn bất cứ lúc nào, đồng thời có điều kiện lắng nghe trực tiếp kiến nghị, đề xuất từ cơ sở gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Qua kiểm tra, đại diện xã, phường, thị trấn đều cam kết sẽ nỗ lực cao hơn nữa, chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, bất cập theo chỉ đạo của Thủ tướng, quyết tâm kiểm soát, đẩy lùi và chiến thắng đại dịch.

TheoNhanDan

Các tin khác


Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Đường bộ, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn, QH thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục