(HBĐT) - Tối 12/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức lễ phát động trực tuyến toàn quốc Chương trình "Sóng và máy tính cho em”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ phát động.


Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các đại biểu tham dự lễ phát động tại điểm cầu tỉnh ta.

Tham dự tại điểm cầu UBND tỉnh có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Chương trình "Sóng và máy tính cho em” được Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chỉ đạo phát động; giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện; đồng thời, kêu gọi sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.

Chương trình nhằm xây dựng phương án hỗ trợ, triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ nhu cầu dạy và học trực tuyến; vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và triển khai học trực tuyến. Cùng với đó, chương trình nhằm thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội, góp phần hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên (HS, SV) được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến.

 Chương trình đã xây dựng lộ trình cụ thể: Phấn đấu trong tháng 9/2021, hoàn thành phủ sóng 100% toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16-CT/TTg và thực hiện học trực tuyến. Trong năm 2021, hoàn thành phủ sóng 100% toàn bộ 1.910 điểm chưa kết nối internet di động trên toàn quốc. Về hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến, dự kiến trong năm 2021 sẽ huy động 1 triệu máy tính cho HS, SV thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc; từ năm 2022 - 2023, tiếp tục huy động mọi nguồn lực để hướng tới mục tiêu 100% HS, SV thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để học trực tuyến. Cùng với đó, Chương trình sẽ có các hỗ trợ khác cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và tổ chức dạy và học trực tuyến, như: miễn phí 100% việc sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố; miễn phí 100% cước internet di động khi sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố...


Phát biểu tại lễ phát động, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong cả nước đã quyết liệt vào cuộc để phòng, chống dịch Covid-19. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực. Trong đó, việc học của HS, SV gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự chung tay hành động của toàn xã hội với quyết tâm "ngừng đến trường, không ngừng học”.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tính cấp thiết, ý nghĩa đặc biệt của Chương trình "Sóng và máy tính cho em”. Đây là giải pháp mang tính cấp bách, thiết thực với tình hình mới, giúp gieo từng hạt mầm và lan tỏa tình yêu thương, lòng nhân ái, truyền năng lượng tích cực đến sâu rộng cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp. Thủ tướng ghi nhận tinh thần vào cuộc khẩn trương, hiệu quả của các Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp sau 5 ngày đầu triển khai Chương trình; đồng thời, khẳng định mong muốn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước là không để em học sinh nào bị mất đi cơ hội học tập. Với quyết tâm đó, Thủ tướng kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em HS, SV có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cùng với nỗ lực này, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp tiến tới mở cửa an toàn trường học, ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới.

Ngay tại lễ phát động, một số bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp đã trao tặng máy tính cho chương trình. Cùng với đó, các địa phương đã đăng ký tham gia, quyết tâm triển khai thực hiện hiệu quả chương trình trong thời gian tới.

 


T.T


Các tin khác


Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Đường bộ, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn, QH thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục