Sau ngày 21/9, Hà Nội sẽ xây dựng phương án, biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, khả thi theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.



Chiều 19/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố chủ trì giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, từ ngày 24/7 khi thực hiện đợt giãn cách xã hội đầu tiên, trung bình mỗi ngày thành phố có 71,2 ca mắc mới. Đến đợt giãn cách thứ 4, thành phố chỉ còn trung bình 25-27 ca/ngày và hiện còn khoảng 15 ca/ngày.

"Trên địa bàn thành phố vẫn xuất hiện một số điểm nóng về dịch như phường Việt Hưng (quận Long Biên), Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) và một số địa bàn thuộc quận Hoàng Mai, Đống Đa. Vì thế, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong mọi tình huống”, ông Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố, dự kiến sau 21/9, thành phố Hà Nội sẽ không chia 3 phân vùng nữa, mà nơi nào nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành "điểm đỏ" khoanh vùng với quy mô hẹp. "Điểm đỏ" áp dụng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực xuất hiện F0 và các gia đình lân cạnh phải phong tỏa, cách ly y tế. Khu vực lân cận là "vùng vàng", còn lại là xanh. Việc kiểm soát dịch được thực hiện theo tinh thần thu hẹp tối đa "vùng đỏ". Bên cạnh việc nới lỏng, thành phố tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô. Hà Nội sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để làm việc với các tỉnh, thành phố lân cận về việc phối hợp quản lý người ra, vào thành phố.

"Sau ngày 21/9, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án, biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, khả thi theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Thành phố sẽ giao các quận, huyện chủ động xem xét, quyết định phê duyệt phương án phòng, chống dịch ở địa phương", Phó Chủ tịch UBND thành phố cho hay.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, từ các mốc thời gian của từng loại vaccine, thành phố sẽ tiếp tục triển khai tiêm mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên khi có nguồn cung vaccine vào tháng 10 và 11 tới. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện "mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, các địa phương cần chú trọng triển khai việc quét mã QR để kiểm soát người dân ra đường. Đồng thời chú trọng các phương án bảo đảm phòng, chống dịch cho các phương tiện đường bộ, đường hàng không di chuyển về thành phố; các điều kiện cần thiết để các công trình xây dựng hoạt động trở lại.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý về nguy cơ xâm nhập dịch từ các địa phương về Hà Nội qua đường bộ, đương thủy đường hàng không; lộ trình, phương án cho học sinh, sinh viên trở lại trường học học tập; quản lý việc ra, vào địa bàn, học sinh, sinh viên, người lao động trên địa bàn Thủ đô; phương án phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề; tiếp tục nghiên cứu việc đi lại của người dân; xét nghiệm tầm soát tại các khu vực nguy cơ cao và nguy cơ rất cao, chú ý phương án tổ chức sản xuất trở lại an toàn.


Theo Vtv.vn

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục