(HBĐT) - Ngày 26/10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã tiến hành phiên thảo luận trực tuyến dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và dự án Luật Sở hữu trí tuệ. Dự phiên thảo luận, tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và các đại biểu: Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

 


Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV tại điểm cầu của tỉnh. 

Dự thảo Luật CSCĐ gồm 5 chương, 31 điều. Nội dung cơ bản của dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở bám sát các giải pháp của 4 chính sách đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua; kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh CSCĐ năm 2013, bổ sung những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động của CSCĐ.

Dự thảo xác định 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản của CSCĐ, đồng thời bổ sung 2 nhóm nhiệm vụ cho CSCĐ. Quy định cụ thể 7 quyền hạn của CSCĐ tại Điều 10 của dự thảo Luật, trong đó, bổ sung thêm 2 quyền hạn mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ. Bổ sung, làm rõ các quy định liên quan hoạt động của CSCĐ. Điều chỉnh, làm rõ quy định về thẩm quyền điều động CSCĐ thực hiện nhiệm vụ của Tư lệnh CSCĐ và Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tại khoản 2 và khoản 3 Điều 18 của dự thảo Luật). Bổ sung quy định về phối hợp của CSCĐ với cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng có liên quan và chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ (tại Điều 19 của dự thảo Luật). Bổ sung quy định về tuyển chọn công dân vào CSCĐ và bố trí sử dụng cán bộ, chiến sĩ CSCĐ phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động của từng lực lượng thuộc CSCĐ.

Dự thảo Luật cũng trình Quốc hội 2 phương án về hệ thống tổ chức CSCĐ. Phương án 1: Hệ thống tổ chức của CSCĐ gồm Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018. Phương án 2: Cơ cấu các lực lượng thuộc CSCĐ gồm 6 lực lượng, gồm lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ; lực lượng sử dụng tàu bay, tàu thủy và lực lượng CSCĐ dự bị chiến đấu.

Thảo luận trực tuyến tại Quốc hội, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật CSCĐ.  Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng Dự thảo Luật còn nhiều nội dung của dự thảo Luật còn trùng lặp với các Luật hiện hành khác. Đặc biệt, dự án Luật chưa quy định rõ nét chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSCĐ nên còn chồng chéo với các lực lượng công an khác. Các đại biểu cũng giành nhiều thời gian thảo luận, cho ý kiến về việc trang bị phương tiện tàu bay cho lực lượng CSCĐ và quy định về việc huy động vũ khí, phương tiện của lực lượng CSCĐ.

Chiều cùng ngày, thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Luật. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án này theo hướng bổ sung, làm rõ "cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả" để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1/11/2012 của BCH T.Ư Đảng khóa XI; nghiên cứu mở rộng cơ chế giao quyền sở hữu tương tự đối với giống cây trồng, một số đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan; rà soát, đề xuất sửa đổi đồng bộ các quy định về quyền sở hữu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước trong các luật hiện hành như Luật Khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

                                                                       ĐH


Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục