(HBĐT) - Sáng 6/12, tại Hà Nội, Ban Kinh tế T.Ư tổ chức Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về công nghiệp 4.0 với chủ đề "Phục hồi và phát triển KT-XH bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong kỷ nguyên số" qua hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tham dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư, Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương, các chuyên gia trong nước và quốc tế. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có đồng chí Ngô Văn Tuấn, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và các đại biểu dự diễn đàn tại điểm cầu tỉnh.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư cho rằng, trước tác động của dịch Covid-19 đặt ra nhu cầu cấp bách là tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển KT-XH bền vững thời kỳ hậu Covid-19, hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt khi Việt Nam đang trong quá trình CNH, HĐH.

Đại diện lãnh đạo Bộ KH&ĐT đã trình bày Khung chính sách phục hồi và phát triển KT- XH bền vững gắn với chiến lược phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 của Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là khôi phục nhanh các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động và thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 6,5 - 7%/năm, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn.

Chương trình gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế gắn với PCD; an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tại diễn đàn, các đại biểu trong nước và quốc tế đã thảo luận, góp ý đối với khung chính sách phục hồi và phát triển KT-XH của Việt Nam gắn với PCD Covid-19 giai đoạn 2021 - 2023. Đồng thời đề xuất, kiến nghị về mô hình, chính sách đẩy mạnh CNH, HĐH trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tương lai.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến tại diễn đàn giúp hoàn thiện khung chính sách phục hồi và phát triển KT-XH của Việt Nam gắn với PCD Covid-19 giai đoạn 2021 - 2023. Thủ tướng trân trọng cảm ơn các quốc gia, tổ chức quốc tế thời gian qua đã hỗ trợ Việt Nam trong công tác PCD Covid-19, đặc biệt là chiến dịch tiêm vắc xin toàn dân. Đồng thời nhấn mạnh: Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát, đất nước đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và chuyển qua giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch, đây là thời điểm để phục hồi nền KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù vậy, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường, xuất hiện các biến chủng mới, do đó, các bộ, ban, ngành, địa phương và toàn thể Nhân dân không mất cảnh giác, không chủ quan, lơ là, tuy nhiên cũng không lo sợ mà phải thích ứng để chiến thắng dịch bệnh. 

Song song với đó, Việt Nam phải đẩy mạnh CNH, HĐH trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển và có thu nhập cao, trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh của khu vực châu Á.

D.L

Các tin khác


Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục