(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm 2021-2025 đạt 9%. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 100 triệu đồng; thu NSNN đạt 10.000 tỷ đồng... 


Đẩy mạnh thu hút và sớm triển khai các dự án đầu tư vào tỉnh được xác định là một trong những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Ảnh chụp tại dự án nhà ở thương mại trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình).

Năm 2021 là năm đầu thực hiện NQĐH, tuy vậy, do dịch Covid-19 bùng phát với diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống KT-XH, sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của người dân, doanh nghiệp (DN). Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu, khô hạn kéo dài, nguồn nước phục vụ sản xuất ngành công nghiệp điện thiếu hụt cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH. Năm 2021, tăng trưởng kinh tế của tỉnh chỉ đạt 2,66%, không đạt kế hoạch đề ra.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng đánh giá: Quy mô kinh tế của tỉnh vẫn còn nhỏ, nguồn lực đầu tư hạn hẹp nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư phát triển. Hầu hết DN, cơ sở SX-KD có quy mô vừa và nhỏ, trình độ quản lý, công nghệ, sức cạnh tranh chưa cao, tiềm lực tài chính hạn chế, khó tạo được sự thay đổi lớn về chất trong hoạt động SX-KD. Hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, tính cụ thể, quyết liệt ở một số ngành, địa phương, đơn vị chưa cao... Những nguyên nhân chủ quan này đã ảnh hưởng tới sự phát triển.

Thực tế cho thấy, những năm qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu theo chiều rộng; chất lượng tăng trưởng thiếu bền vững; năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thấp, mới đạt 25,77% vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Số DN, HTX thành lập mới hàng năm còn ít; phân bổ nguồn lực đầu tư dàn trải; nguồn thu NSNN thiếu bền vững. UBND tỉnh đánh giá, thực trạng này là do năng lực tổ chức thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế còn hạn chế; môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hệ thống giao thông kết nối, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) chưa được đầu tư đồng bộ...  

2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025. UBND tỉnh đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 9% trở lên. Nhiệm vụ là tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Vừa qua, chỉ đạo tại cuộc họp thường kỳ tháng 1 của UBND tỉnh, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Năm nay là năm thứ 2 thực hiện NQĐHĐB tỉnh lần thứ XVII, năm bản lề hết sức quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 tỉnh Hòa Bình đạt mức phát triển trung bình của cả nước. Để đạt được thì mỗi năm, tăng trưởng kinh tế phải đạt 9% trở lên. Trong khi đó, năm 2021, tăng trưởng của tỉnh chỉ đạt 2,66%, do vậy, 2022 phải là năm tăng tốc nên nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề. Tuy nhiên, hiện đã có điều kiện thuận lợi hơn những năm trước là có Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Thứ hai là chúng ta đã thể chế hóa NQĐH Đảng bằng các chương trình hành động, đề án, kế hoạch. Do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện với tinh thần khẩn trương, bắt tay ngay vào công việc từ những ngày đầu, tháng đầu của năm để đảm bảo hoàn thành mục tiêu kép vừa phục hồi, phát triển KT-XH, vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh. 

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo từng cơ quan, đơn vị, địa phương sớm hoàn thiện chương trình, kế hoạch công tác cụ thể cho cả năm 2022. Xác định rõ thời gian thực hiện, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân và quyết liệt trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, nhất là đối với những công việc được xã hội quan tâm, những dự án tồn đọng, các vấn đề về đất đai, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân bị thu hồi đất... Chú trọng giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tập trung triển khai đầu tư các công trình, dự án trọng điểm, trước hết là một số dự án giao thông như: Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, Hòa Bình - Mộc Châu, Hòa Bình - Kim Bôi; đường Lương Sơn - Xuân Mai... Đồng thời đẩy mạnh thu NSNN, nhất là quan tâm thu tiền sử dụng đất ngay từ đầu năm để có nguồn vốn sớm và quay vòng sớm, từ đó sẽ đóng góp vào tăng trưởng.

Cùng với đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước, cũng như các đề án của BTV Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch; phát triển CN-TTCN. Trong đó, đối với Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 của BTV Tỉnh ủy về phát triển CN-TTCN, UBND tỉnh chỉ đạo tập trung huy động các nguồn lực, tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng K,CCN; chú trọng thu hút các nhà đầu tư hạ tầng K,CCN trên địa bàn làm cơ sở thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Đẩy nhanh GPMB các KCN: Yên Quang, Mông Hóa, Lạc Thịnh, Nhuận Trạch và các CCN: xóm Rụt, Đồng Tâm, Phong Phú, Chăm Mát - Dân Chủ... tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ.

Về nhiệm vụ công tác trọng tâm, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Năm 2022 là năm tăng tốc thực hiện NQĐHĐB tỉnh lần thứ XVII. Muốn đạt được mục tiêu về tăng trưởng thì phải có đầu tư, bởi chúng ta đang ở trên mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tức là vốn đầu tư và nguồn nhân lực, vốn đầu tư được giải ngân và chi vào thực tế thì mới có tăng trưởng. Vì vậy, chúng ta sẽ tập trung vào các đột phá chiến lược về hạ tầng, nguồn nhân lực, các lĩnh vực thu hút đầu tư. Hiện, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn, kỳ vọng sẽ tạo sức bật để phát triển kinh tế. Đặc biệt là tỉnh đã xây dựng quy hoạch tỉnh và sẽ phải có sự chỉ đạo thật sát để hỗ trợ các DN thực sự bỏ vốn vào tỉnh. Ngoài ra, đầu tư công cũng phải được quan tâm triển khai giải ngân thì mới có tăng trưởng. Với quyết tâm chính trị cao cùng nỗ lực thực hiện của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng DN, UBND tỉnh cho rằng mục tiêu tăng trưởng đặt ra là khả thi.


 Hoàng Nga



Các tin khác


Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường đã được Bộ Chính trị phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục