(HBĐT) - Ngày 4/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dựng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) Đề án 06 chủ trì cuộc họp. 



Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 06 tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Thực hiện Đề án 06, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo thực hiện đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả. Trong đó, UBND tỉnh đã thành lập BCĐ Đề án do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban. Đến nay, 10/10 huyện, thành phố thành lập được BCĐ Đề án cấp huyện; 151/151 xã, phường, thị trấn, 1.482/1.482 thôn, xóm, bản trong toàn tỉnh đã thành lập tổ công tác thực hiện Đề án 06. Tính đến hết tháng 3/2022, tỉnh đã hoàn thành đưa lên mức độ 3, mức độ 4 đối với 14/25 thủ tục hành chính thiết yếu liên quan đến người dân. Điển hình như hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến xác nhận số chứng minh nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) cấp độ 4; cấp lại, đổi thẻ CCCD cấp độ 3; khai báo tạm vắng cấp độ 4; thông báo lưu trú cấp độ 4... 

Đến nay, các cơ quan chuyên môn đã cung cấp 999 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trong đó, đã thực hiện trên cổng dịch vụ công cư trú đối với 71 hồ sơ. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo lực lượng Công an tỉnh triển khai thực hiện ứng dụng định danh, tài khoản định danh điện tử cho công dân qua công tác cấp mới, cấp đổi, cấp lại CCCD phục vụ các giao dịch của công dân qua sử dụng các dịch vụ và tiện ích do các bộ, ngành đã xác thực và đảm bảo. Thực hiện giải quyết 100% yêu cầu từ công dân về tạo lập danh tính điện tử; từng bước thực hiện xác thực thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNEID hoặc qua thẻ CCCD gắn chíp điện tử như thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe... cho công dân dần thay thế các giấy tờ trong một số các giao dịch theo quy định của pháp luật...

          Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các thành viên BCĐ Đề án 06 tỉnh đã tập trung trao đổi nêu ra những khó khăn, vướng mắc về nguồn nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật, vật chất để đảm bảo thực hiện Đề án còn chưa đồng đều, chưa tương thích trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Do vậy, UBND tỉnh cần xem xét, chỉ đạo, kiến nghị các cấp bộ, ngành có sự hỗ trợ, giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn để tập trung triển khai thực hiện Đề án một cách có hiệu quả.

          Ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của các sở, ngành, các thành viên BCĐ Đề án 06, đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Đề án 06 tỉnh nêu rõ đây là việc mới, lần đầu tiên triển khai, thực hiện. Do vậy, để triển khai một cách hiệu quả thì cần có nguồn lực đầu tư, nguồn lực con người, đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ. Do đó, giao cho các sở, ngành, UBND các huyện tập trung rà soát, xác định nhu cầu, lập dự toán kinh phí báo cáo cơ quan thường trực Đề án 06 của tỉnh tổng hợp xong trước ngày 15/4/2022 trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét. Giao Sở TT&TT phối hợp với cơ quan thường trực Đề án và các sở, ngành, địa phương trong toàn tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ liên quan đến việc triển khai Đề án. Giao các sở, ngành, cơ quan chuyên môn của tỉnh kết nối với các bộ, ngành, lĩnh vực phụ trách để triển khai thực hiện việc quản lý, chia sẻ dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia... Đây là việc mới nếu không quyết tâm, bám việc với trách nhiệm cao sẽ khó đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Do đó, các thành viên BCĐ phát huy tinh thần trách nhiệm ở từng khâu, từng phần việc.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục