(HBĐT) - Sáng 15/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) về phương hướng phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, đầu cầu trực tiếp tại Trụ sở Trung ương Đảng kết nối từ Thủ đô Hà Nội đến các điểm cầu cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở.


Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

 

Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, UV BCH Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành. 

NQ số 11-NQ/TW, ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định rất rõ mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được NQ nhấn mạnh là: Tập trung hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng; tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng. Phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng đạt mức cao hơn bình quân chung cả nước. Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Bảo đảm vững chắc QP-AN. Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Đại diện các bộ, ngành và nhiều địa phương đã phát biểu tham luận về những nội dung trọng tâm và các giải pháp nhằm triển khai nhanh chóng đưa NQ vào cuộc sống.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Sau 17 năm thực hiện NQ và Kết luận của Bộ Chính trị khóa IX và khóa XI, hạ tầng KT - XH, nhất là hạ tầng giao thông, được quan tâm đầu tư, giúp cải thiện đáng kể sự kết nối giữa các tỉnh trong Vùng và giữa Vùng với cả nước. Một số địa phương đã có sự phát triển bứt phá, tạo nên những điểm sáng trong Vùng và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng còn không ít hạn chế, yếu kém.

Về tinh thần nội dung mới của NQ, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Có nhiều nội dung thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, quyết tâm rất cao của Đảng ta quyết tạo sự chuyển biến có tính đột phá trong phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. NQ thể hiện rõ khát vọng, ý chí và quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, nhất là cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong vùng. NQ cũng đề ra đầy đủ, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với NQ Đại hội XIII của Đảng và bối cảnh tình hình mới.

Đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu: Phải quán triệt thật đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc ý nghĩa, mục tiêu, yêu cầu, nội dung của NQ, nắm vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm. Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp,ngành, của người dân và cộng đồng các doanh nghiệp về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Vùng. Các cơ quan ở Trung ương phải tăng cường khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển Vùng. Xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện...

Tổng Bí thư chỉ đạo, căn cứ vào NQ và Kế hoạch của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo, hướng dẫn của các Ban Đảng Trung ương và các cơ quan cấp trên, các cấp ủy và tổ chức đảng ở Trung ương và các cấp,ngành, cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị của các địa phương trong vùng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình học tập, quán triệt và triển khai thực hiện NQ gắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện NQ Đại hội XIII của Đảng và NQ Đại hội Đảng bộ các tỉnh. 


Dương Liễu


Các tin khác


Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Đường bộ, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn, QH thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục