(HBĐT)- Chiều 19/4, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Thuỷ về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và một số dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn huyện. Tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.



Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc. 

Huyện Lạc Thủy đã triển khai và thực hiện công bố 10 đồ án quy hoạch và đang triển khai 18 đồ án quy hoạch. Trong đó, quy hoạch vùng huyện Lạc Thủy đến năm 2040 đã được UBND tỉnh phê duyệt; quy hoạch chung xây dựng xã Thống Nhất đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000; quy hoạch chung xây dựng xã Phú Nghĩa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000; đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Đồng Tâm đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung tỷ lệ 1/2000 thị trấn Chi Nê đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Ba Hàng Đồi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035…

Bên cạnh đó, huyện có 68 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách, trong đó: 4 dự án du lịch, 13 dự án về nông nghiệp, 39 dự án công nghiệp, 7 dự án khai thác khoáng sản, 4 dự án thương mại, dịch vụ. Có một số dự án trọng điểm như: Dự án khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy của Công ty TNHH MTV Pacific Hòa Bình; dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2,965 km, tổng mức đầu tư trên 1.726 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hoà Bình tại xã Yên Bồng, vốn đăng ký đầu tư khoảng 8.002 tỷ đồng và một số dự án hạ tầng công nghiệp trên địa bàn…

Lãnh đạo huyện Lạc Thủy đề xuất tỉnh có cơ chế hỗ trợ điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp (CCN) phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương đối với CCN Thanh Nông; điều chỉnh mở rộng quy hoạch CCN môi trường công nghệ cao giai đoạn 2025 - 2030 từ 56,8 ha lên 75 ha. Bổ sung thêm địa điểm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp sân golf tại Đồi Đô, xã An Bình; dừng hoạt động mỏ đá hang Voi, xã Khoan Dụ gây mất cảnh quan khu vực. Xem xét việc các nhà máy xi măng Xuân Thành, Thành Long, Bút Sơn hiện tại sản xuất tại tỉnh Hà Nam đề xuất nguyên liệu sét làm vật liệu với tổng diện tích 654 ha…

Các ngành chức năng đã giải đáp, đóng góp một số ý kiến để huyện Lạc Thủy triển khai quy hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ, tạo động lực huy động các nguồn lực đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển KT-XH.

Kết luận hội nghị, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận huyện Lạc Thủy đã chủ động thực hiện công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch. Nhấn mạnh Lạc Thủy có nhiều lợi thế để phát triển, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Huyện phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ; chú trọng rà soát các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, hệ thống bến, cảng; quy hoạch hạ tầng công nghiệp gắn với phát triển đô thị, quan tâm giải phóng mặt bằng, xây dựng tái định cư, phát triển công nghiệp gắn với đô thị. Bên cạnh đó, rà soát các dự án không hiệu quả, gây ô nhiễm, thực hiện chủ trương hạn chế các dự án san lấp, đề xuất hướng xử lý bảo đảm sự phát triển bền vững. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chủ trương nghiên cứu cơ chế đặc thù gắn với nguồn lực hỗ trợ Lạc Thủy khai thác tốt tiềm năng, lợi thế trở thành huyện động lực kinh tế của tỉnh.


 Lê Chung

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục