(HBĐT) - Ngày 20/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó chủ tịch UBMTTQ tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã giám sát chuyên đề "Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TK, CLP) giai đoạn 2016 - 2021" tại UBND tỉnh. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành làm việc với đoàn giám sát.


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội nghị giám sát.

Báo cáo tại hội nghị giám sát, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2021, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt chương trình thực hành TK, CLP. Việc xây dựng pháp luật, định mức, tiêu chuẩn, chế độ được triển khai tích cực, góp phần xác lập cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn cho công tác thực hành TK, CLP. Hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước được chú trọng, quản lý chặt chẽ nguồn thu, nhiều nội dung được tiết giảm, ưu tiên cho các nhiệm vụ quan trọng.

Tuy nhiên, việc thực hành TK, CLP vẫn còn một số tồn tại, tập trung chủ yếu trong việc quản lý, sử dụng kinh phí Nhà nước như: Còn tình trạng chi vượt mức, tiêu chuẩn chế độ hoặc sử dụng sai mục đích; việc phân bổ giải ngân các nguồn vốn chưa kịp thời… Trong công tác quản lý tài sản công còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản, việc hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời, đầy đủ; việc mua sắm tài sản tại các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp còn mang tính bao cấp… Trong lĩnh vực quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp còn hình thức, chưa thực chất.

Nguyên nhân của những tồn tại trên, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm của không ít cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa cao; chưa có quy định cụ thể hành vi gây lãng phí, chưa có cơ chế, biện pháp hiệu quả trong triển khai thực hành TK, CLP; công tác thanh tra, kiểm tra về thực hành TK, CLP tại các ngành chưa được thực hiện thường xuyên; trình độ chuyên môn của một số cán bộ làm công tác kế toán chưa thật sự chuyên sâu, cán bộ kế toán phải kiêm nhiệm một số công việc khác…

Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình thực hành TK, CLP, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị: Chính phủ và Bộ Tài chính cần xây dựng các văn bản thực hiện Luật và hướng dẫn Luật một cách đồng bộ, sát với nhiệm vụ phát sinh, đảm bảo mọi vấn đề tài sản được xử lý dứt điểm, đúng quy định. Quy định rõ thẩm quyền và hướng dẫn cụ thể đối với trình tự, thủ tục cho thuê quản lý và vận hành tài sản. Đối với tỉnh, cần có quy định rõ nguyên tắc, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ, công khai và tổ chức thực hiện định mức; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc triển khai, tổ chức, chỉ đạo việc thanh tra, kiểm toán việc thực hành TK, CLP... 

Tham gia phát biểu ý kiến, các đại biểu cho rằng: Giai đoạn 2016 - 2021, tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư công, nhất là việc thứ tự ưu tiên phân bổ vốn cho dự án còn nhiều bất cập, phân bổ vốn đầu tư dàn trải, không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. Nhiều công trình đã được đầu tư nhưng không hiệu quả, đặc biệt, nhiều công trình trụ sở, thiết chế văn hóa cơ sở bỏ hoang, không sử dụng gây lãng phí. Tài nguyên đất còn bị thất thoát nhiều và lãng phí, nhiều dự án chậm không đầu tư, hoặc lợi dụng chuyển đổi mục đích sử dụng, điều chỉnh chủ trương đầu tư để ôm đất… UBND tỉnh cần quản lý chặt các khoản chi có tính chất đầu tư, nhất là phần sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc, thẩm định chặt chẽ các khoản chi đặc thù, chi phát sinh ngoài ngân sách phân bổ đầu năm; quản lý chặt đất của các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa sử dụng không đúng mục đích.

Về giải pháp lâu dài, đoàn giám sát đề nghị tỉnh cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và theo bám đến cùng các kiến nghị, đề xuất sau thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện chương trình thực hành TK, CLP. Làm rõ trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hành TK, CLP…

Phát biểu kết luận buổi giám sát, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu và ý kiến giải trình của UBND tỉnh, đi sâu vào từng nội dung, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ngô Văn Tuấn đề nghị: Đối với chi thường xuyên, cần tiếp tục tính toán gắn với tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công vụ. Đối với đầu tư công cần tập trung vào hạ tầng giao thông, lựa chọn thứ tự ưu tiên trọng điểm để dồn vốn, hoàn thiện, khai thác vận hành sớm, tăng hiệu quả công trình. Trong quản lý tài sản công, đồng chí nhấn mạnh cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ công trình bỏ hoang, không sử dụng, gắn với đó là công tác quản lý, quy hoạch sử dụng lâu dài, tránh thất thoát...

Chia sẻ về "lãng phí cơ hội", đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nêu vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tận dụng thời cơ, cơ hội đưa tỉnh nhà phát triển, đó là việc cải thiện môi trường đầu tư, thực hành đạo đức công vụ, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm sai phạm. 

Đ.H

Các tin khác


Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường đã được Bộ Chính trị phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục