(HBĐT) - Sáng 2/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.


Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận tại Hội trường. 

Theo đó, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận ở hội trường về "đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2022" và "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017".

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, sau một ngày rưỡi làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc đã có 74 ý kiến phát biểu, 4 ĐBQH tranh luận, còn 55 đại biểu chưa phát biểu, do đó đề nghị các đại biểu gửi bài phát biểu cho bộ phận thư ký tổng hợp. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, nội dung thảo luận toàn diện, các ý kiến phong phú, thẳng thắn, sâu sắc, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của ĐBQH đối với nhiều vấn đề quan trọng của đất nước và những vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm. Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ KH&ĐT; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ các vấn đề nhiều ĐBQH quan tâm.

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội thảo luận tại hội trường về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020 và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. 

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình cơ bản nhất trí với kết quả đạt được đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và quyết toán NSNN năm 2020. Tuy nhiên, theo đại biểu thất thoát, lãng phí vẫn còn diễn ra trong tất cả các ngành, lĩnh vực; kỷ luật, kỷ cương, quản lý, sử dụng tài chính, quản lý NSNN không nghiêm dẫn đến còn nhiều thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn này.

Cụ thể, báo cáo kiểm toán, quyết toán NSNN năm 2020 và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được tổng hợp từ 234 báo cáo kiểm toán và từ 177 kiểm toán đối với niên độ NSNN năm 2020 cho thấy có rất nhiều tồn tại, hạn chế, vi phạm trong công tác lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN. Tuy nhiên, còn nhiều vi phạm Kiểm toán Nhà nước chỉ nêu chung chung, chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm, trách nhiệm, không yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xử lý, điều chỉnh ngay và không rõ có phải điều chỉnh quyết toán NSNN tại các bộ, ngành, địa phương không, dẫn đến nhiều sai phạm, vi phạm kéo dài nhiều năm và nhiều trường hợp các cấp có thẩm quyền phê chuẩn các nội dung không đúng quy định cũng gây thất thoát, lãng phí.

Theo đó, để khắc phục các tồn tại, hạn chế này, đại biểu đề nghị Kiểm toán Nhà nước cần có chính kiến rõ ràng trong việc xử lý các khoản thu, chi NSNN không đúng quy định để các bộ, ngành, địa phương kịp thời điều chỉnh các khoản sai phạm, vi phạm, tránh đưa vào kết luận, kiến nghị, sau đó lại chậm được thực hiện, gây thất thu, lãng phí nguồn lực.

Số liệu báo cáo cũng cho thấy, trong mấy năm gần đây số chi chuyển nguồn năm sau tăng cao hơn năm trước, quy mô ngày càng lớn. Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cần tiếp tục rà soát toàn bộ số chuyển nguồn này, trong đó kịp thời thu hồi các khoản chuyển nguồn tạm ứng không đúng quy định.

Bên cạnh đó, việc xử lý các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các trường hợp vi phạm kéo dài 2-3 năm, thậm chí nhiều năm sau khi đã kết thúc niên độ NSNN và quyết toán NSNN chưa được xử lý dứt điểm cũng gây thất thu, lãng phí nguồn lực, cần có giải pháp khắc phục...

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, qua làm việc một cách tích cực, khẩn trương, nghiêm túc đã có 24 ý kiến phát biểu, còn 10 đại biểu chưa phát biểu, do đó đề nghị các đại biểu gửi bài phát biểu cho bộ phận thư ký tổng hợp. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có trao đổi giải trình, tiếp thu, làm rõ các vấn đề nhiều ĐBQH quan tâm.

P.V (TH) - Bùi Hiển (Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục