(HBĐT) - Sáng 9/11, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp trực tuyến UBND tỉnh thường kỳ tháng 10 năm 2022. Dự họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên UBND tỉnh và lãnh đạo các huyện, thành phố.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo cuộc họp. 

Các đại biểu đã cho ý kiến vào dự thảo báo cáo tình hình phát triển KT - XH năm 2022 và dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023. Theo đó, năm 2022, tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 9,38%, trong đó chủ yếu tăng trưởng từ dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 6.410 tỷ đồng, bằng 164% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 100% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu nguồn thu chủ yếu từ thuế và phí; nguồn thu sử dụng đất còn nhiều khó khăn, hiện, toàn tỉnh mới thu được gần 700 tỷ đồng từ nguồn này. Từ nay đến cuối năm, tỉnh phải thu hơn 1.300 tỷ đồng từ sử dụng đất.  

Về công tác giải ngân vốn đầu tư công, tính đến ngày 31/10, tổng số kế hoạch vốn đã giải ngân là 2.221,5 tỷ đồng, đạt 50% so với số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 42,3% so với số kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án. Nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp là do tháng 6/2022, Chính phủ giao tăng thêm cho tỉnh 1.346 tỷ đồng. Vì vậy, những tháng cuối năm, tỉnh tiếp tục đốc thúc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. 

Liên quan đến 11 dự án trọng điểm của tỉnh được triển khai trong năm 2022, về cơ bản đang thực hiện công tác kiểm đếm, giải phóng mặt bằng, hoàn thất các thủ tục đầu tư để chuẩn bị khởi công dự án. Trong đó, một số dự án phấn đấu khởi công trong năm 2022.

Thảo luận tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã phân tích làm rõ những nguyên nhân, đồng thời đề ra giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH năm 2022. Trong đó, trọng tâm là việc tháo gỡ khó khăn về thủ tục đấu giá đất, tăng thu ngân sách cho tỉnh; thực hiện giải ngân các chương trình MTQG về xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; về thực hiện một số chỉ tiêu khó đạt như tỷ lệ người tham gia BHYT…
Trong chương trình cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến vào các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thường kỳ cuối năm của HĐND tỉnh. Theo đó, các đại biểu cơ bản nhất trí với những nội dung tờ trình, dự thảo nghị quyết.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Trong báo cáo tình hình phát triển KT - XH năm 2022, các ngành cần đánh giá, rà soát lại các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu về thu ngân sách và chỉ tiêu khó đạt là tỷ lệ tham gia BHYT. Dự báo sát hơn nữa bối cảnh KT-XH toàn quốc năm 2023 tác động như thế nào đến phát triển KT-XH của tỉnh, từ đó đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển KT-XH năm 2023 sát, đúng, trúng với tình hình thực tế địa phương. Bám vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và căn cứ tình hình thực tế để chuẩn bị các kịch bản phát triển KT-XH năm 2023.

Cụ thể từng nhiệm vụ, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Chương trình phát triển nhà ở để tháo gỡ vướng mắc cho các huyện, thành phố trong đấu giá đất các dự án về nhà ở. Xử lý nghiêm các sai phạm trong ô nhiễm môi trường, khai thác khoáng sản và các vấn đề còn tồn tại khác.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Chỉ còn thời gian ngắn là hết năm 2022, vì vậy, các sở, ngành, địa phương cần chủ động rà soát và chỉ đạo quyết liệt giải pháp nhằm hoàn thành các chỉ tiêu KT - XH năm 2022.


 Đinh Hòa

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục