Bùi Văn Khánh 
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh 

(HBĐT) - Nhìn lại năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, đại dịch Covid -19 đã tác động tiêu cực trải rộng trên toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, tình hình khu vực và thế giới có những diễn biến phức tạp khi giá nhiên liệu, các mặt hàng thiết yếu tăng cao, chuỗi cung ứng bị đứt gãy... đã tác động không nhỏ đến tình hình phát triển KT-XH của tỉnh.


Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy khảo sát điểm đề nghị bổ sung vào quy hoạch phát triển công nghiệp tại xã Hương Nhượng và xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn.

Để vượt qua thách thức và thích nghi với bối cảnh mới, UBND tỉnh đã chủ động, quyết liệt triển khai các giải pháp vừa linh hoạt, vừa hiệu quả nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo tiền đề quan trọng để tỉnh ta bứt phá hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Trên cơ sở dự báo, đánh giá đúng tình hình trong nước và thế giới, nhìn nhận một cách khách quan những khó khăn, thách thức cũng như thẳng thắn chỉ rõ mặt hạn chế, yếu kém, UBND tỉnh đã ban hành sớm Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành và những giải pháp đột phá, chiến lược nhằm triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022. Chỉ thị đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương, đơn vị.

Quá trình thực hiện, các giải pháp đã được UBND tỉnh cụ thể hoá bằng các nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ngành, địa phương thực hiện. Hàng tháng, các nhiệm vụ đã giao đều được UBND tỉnh tổng hợp, kiểm tra tiến độ và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.

Cùng với các nhiệm vụ thường xuyên, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các nhóm đột phá chiến lược của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH. Trong đó, trọng tâm là làm tốt công tác dự báo và xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là công cụ quan trọng làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, phân bổ nguồn lực của tỉnh. Đồng thời, quyết liệt chỉ đạo công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức. Tăng cường tính công khai, minh bạch và nâng cao chất lượng phục vụ và cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Ngoài ra, tỉnh tiếp tục quan tâm triển khai có hiệu quả các chính sách nhằm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, tỉnh ta đã đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng tạo đà thúc đẩy kinh tế. Năm 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị dồn toàn lực tập trung cho các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, tạo sức lan toả lớn như đường liên kết vùng Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu), đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội, đường Quang Tiến - Thịnh Minh và các dự án hứa hẹn tạo những đột phá mới trong phát triển kinh tế, như dự án mở rộng đường cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu, dự án đầu tư hạ tầng các khu cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch…


Các đồng chí: Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thăm quan gian hàng tại Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2022.

Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, Tỉnh uỷ đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai các dự án trọng điểm và quyết định đưa 11 dự án vào danh mục dự án trọng điểm đầu tư năm 2022. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chủ động trao đổi, đối thoại với các nhà đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, rõ nhiệm vụ, rõ giải pháp, rõ trách nhiệm, năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn, song kinh tế tỉnh ta đã có những bước đà bứt phá ngoạn mục, an sinh và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện; văn hoá, giáo dục, y tế được chú trọng; quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Cụ thể, tỉnh Hòa Bình ước đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 9,03%, vượt kế hoạch đề ra; GRDP bình quân ước đạt 66,7 triệu đồng/ người, đạt kế hoạch đề ra; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 6.410 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.437 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hoá đến cuối năm 2022 ước đạt 33,4%, vượt kế hoạch đề ra; tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 2,5%, vượt kế hoạch đề ra; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 59,2%... Toàn tỉnh có thêm 8 xã về đích nông thôn mới, nâng tổng số xã về đích nông thôn mới trên toàn tỉnh đến cuối năm 2022 có 73 xã, số tiêu chí nông thôn mới trung bình trên một xã đạt 16 tiêu chí.

Đặc biệt, quyết liệt tập trung giải quyết những hạn chế để nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, kết hợp với tăng cường các biện pháp xúc tiến đầu tư, năm 2022, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tỉnh ta đã thu hút được 75 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 35 nghìn tỷ đồng; có 465 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 10 nghìn tỷ đồng, 250 doanh nghiệp quay trở lại thị trường. Trong năm, đã có 40 HTX, 10 tổ hợp tác thành lập mới. Các tổ chức kinh tế tập thể thu hút 17,8 nghìn thành viên và 28,95 nghìn người lao động.

Năm 2023, đánh dấu nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cùng với tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển. Trên cơ sở bước đà của năm 2022, tỉnh ta tiếp tục xác định mục tiêu: Đẩy mạnh phục hồi và phát triển KT-XH. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chú trọng thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; quyết liệt thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo động lực mới cho phát triển KT-XH của tỉnh. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá và thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Cụ thể, phấn đấu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%; GRDP bình quân đầu người đạt 70,9 triệu đồng; thu ngân sách Nhà nước đạt 7.285 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 1.695 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 33,45%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều từ 2,5 - 3%...

Để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, tạo tiền đề hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh ta đã đề ra 10 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ 4 đột phá chiến lược của tỉnh; Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư; Quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tăng cường phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, lãng phí; Phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trên mọi mặt đời sống xã hội; Đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội…


Các tin khác


Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Đường bộ, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn, QH thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục