(HBĐT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ hai, Quốc hội khóa XV, sáng 6/1, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến ăm 2050.



Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu ý kiến thảo luận tại tổ.

Tại tổ đại biểu số 7, tham gia phát biểu ý kiến, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá khối lượng tài liệu, thông tin Ban soạn thảo đưa ra rất nhiều nhưng để đi vào từng nội dung cụ thể, định hướng thì chưa thật sự đầy đủ. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm các phân tích, đánh giá về ưu điểm, lợi thế của điều kiện tự nhiên để có căn cứ xây dựng quy hoạch. Bên cạnh đó, trong báo cáo có một số nội dung nếu đưa ra định hướng tiếp theo sẽ hơi mâu thuẫn so với đánh giá thực hiện. Cụ thể:

Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy khu kinh tế, khu công nghiệp rất thấp, chỉ khoảng hơn 50%. Bởi vậy, trong giai đoạn tiếp theo khi tiếp tục thực hiện các quy hoạch này cần phải xem xét lại về quy mô, phạm vi, đặc biệt là việc xác định giai đoạn thực hiện cụ thể của từng nội dung.

Trong lĩnh vực năng lượng, báo cáo đánh giá về trữ lượng khai thác và việc khai thác dầu khí hiện nay rất khó khăn. Nhưng trong định hướng tiếp theo chỉ đưa ra định hướng đẩy mạnh khai thác dầu khí mà chưa đề cập cụ thể đến trữ lượng như thế nào, đề nghị nghiên cứu làm rõ nội dung này.

Về dự báo tốc độ tăng trưởng, theo quy định của Luật Quy hoạch, báo cáo quy hoạch đã đề xuất 2 kịch bản về tốc độ tăng trưởng và lựa chọn kịch bản phấn đấu với dự kiến tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, trong kịch bản chưa đề cập đến các căn cứ để làm cơ sở xây dựng ra cách tính toán kịch bản này. Đại biểu đề nghị trong dự thảo nghị quyết không đưa ra các chỉ tiêu cụ thể của giai đoạn 2050, chỉ nên tập trung vào các chỉ tiêu cho giai đoạn 2021 - 2030, bởi đây là quy hoạch của giai đoạn 2021 - 2030 và đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm.

Về đầu tư, theo quy định của Luật Quy hoạch yêu cầu trong nội dung quy hoạch phải có danh mục các dự án quan trọng Quốc gia và xếp thứ tự ưu tiên. Trong nội dung báo cáo lại đưa ra cả chương trình danh mục dự án quan trọng Quốc gia, đề nghị làm rõ nội dung chương trình này. Bên cạnh đó, đề nghị rà soát lại danh mục các dự án này, phải có sắp xếp thứ tự ưu tiên cụ thể nhằm đảm bảo đúng theo quy định của Luật Quy hoạch, tránh quy hoạch treo; chú trọng đến tính khả thi và hiệu quả của các dự án. Ví dụ như: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối cảng biển, cửa ngõ; điều tra cơ bản dầu khí truyền thống, phi truyền thống... không rõ tại sao đây là dự án quan trọng Quốc gia.

Về các giải pháp nguồn lực để thực hiện quy hoạch, trong báo cáo cũng đề nghị tiếp tục cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư. Trong giai đoạn vừa qua, việc thực hiện cơ cấu ngân sách Nhà nước đã ưu tiên cho đầu tư rất lớn, đồng thời xác định đầu tư công chỉ là vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác. Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc việc tiếp tục giảm tiết kiệm chi thường xuyên để bảo đảm chi đầu tư phát triển theo cơ cấu cao hơn nữa.

Về việc ưu tiên đầu tư công cho mạng lưới hạ tầng quy mô lớn, cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt tốc độ cao, tuy nhiên liên quan về đầu tư công cho cảng biển, cảng hàng không cũng đề nghị xem xét lại. Bởi, trên thực tế, hiện nay cảng hàng không chủ yếu đang sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, cũng như các nguồn vốn xã hội hóa khác. Việc đặt ra mục tiêu ưu tiên đầu tư công cho cảng không trong nghị quyết có thực sự phù hợp?

Về nội dung thoái vốn Nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước không thuộc danh mục Nhà nước nắm giữ, đại biểu đề nghị cần xem xét thêm và có đánh giá cụ thể, nhất là với việc không đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhằm phát huy tiềm lực của các các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời, có thể xem xét không đưa nội dung cụ thể này trong nghị quyết.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị xem xét tính khả thi của việc đặt ra các điều kiện huy động vốn vay nước ngoài với điều kiện lãi suất ưu đãi phù hợp, hiệu quả, tập trung một số lĩnh vực then chốt trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 với bối cảnh tình hình lạm phát thế giới tăng, kéo theo lãi suất tăng cao.

Hoài Thu(CTV)

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục