(HBĐT) - Ngày 5/6, buổi sáng, Quốc hội (QH) nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Sau đó, QH thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).



Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Tại các tổ, đa số ĐBQH tán thành với việc cần thiết sửa đổi Luật Nhà ở nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong quản lý, phát triển nhà ở, phát huy vai trò của các cơ quan QLNN trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhà ở; khắc phục hạn chế, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn của pháp luật hiện hành, bổ sung các vấn đề mới nảy sinh. Việc sửa đổi Luật Nhà ở cũng nhằm luật hóa các quy định dưới luật đã được thực tiễn khẳng định phù hợp nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm AN-QP, an sinh xã hội; hoàn thiện các quy định, chế tài để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về nhà ở nhằm hạn chế, ngăn ngừa các khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực này; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định khác của pháp luật có liên quan như pháp luật về đất đai, đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, quy hoạch đô thị…

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị việc sửa đổi Luật Nhà ở phải có thêm những quy định về an toàn, trách nhiệm đảm bảo PCCC ở các nhà chung cư. Các địa phương cần có chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở, bởi vì điều này liên quan đến việc bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở, trong đó có xây dựng các khu chung cư, nhà ở xã hội… Các đại biểu cũng cho rằng, dự thảo luật cần cụ thể hóa hơn nữa các nội dung bảo vệ quyền lợi của công dân theo quy định của Hiến pháp, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc bảo đảm quyền có nơi ở hợp pháp cho người dân. Quan tâm vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp; thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, bảo đảm rành mạch, rõ trách nhiệm và điều kiện bảo đảm thực hiện…

* Tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh bày tỏ thống nhất cao với sự cần thiết xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi). Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Cụ thể:

Một là, bổ sung điều chỉnh quan hệ sở hữu của các loại hình bất động sản (BĐS) mới xuất hiện. Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật, đại biểu cho hay, dự thảo Luật chưa quy định về sở hữu đối với các loại hình BĐS mới xuất hiện trong thời gian gần đây như BĐS nghỉ dưỡng, văn phòng kết hợp với nhà ở, nhà ở kết hợp thương mại. Do đó, cần bổ sung điều chỉnh quan hệ sở hữu của các loại hình nhà ở mới trên để đảm bảo thống nhất với các dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai đang trong quá trình sửa đổi. Cần rà soát, làm rõ khái niệm "hộ gia đình” trong dự thảo Luật nhằm thống nhất, phù hợp với quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình quy định tại Điều 212, Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Hai là, cần có quy định tỷ lệ mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế; sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, 250 căn nhà ở riêng lẻ trên cơ sở tính chất, đặc thù của từng khu vực, địa bàn để đảm bảo phù hợp với mỗi địa phương - đại biểu cho rằng: Đối với các quy định về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, việc dự thảo Luật quy định giới hạn cố định tỷ lệ 30% được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế; sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, 250 căn nhà ở riêng lẻ (khoản 1 Điều 21) và áp dụng chung cho các địa bàn trên toàn quốc như trong dự thảo là chưa phù hợp. Quy định này chỉ phù hợp đối với các trường hợp người nước ngoài sở hữu nhà có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến AN-QP. Mặt khác, tại khoản 3 của Điều này đã giao Chính phủ quy định về tiêu chí xác định khu vực mà dự án được phép bán nhà ở cho người nước ngoài. Do vậy, đối với một số địa bàn có người nước ngoài sở hữu nhà ít tác động, ảnh hưởng đến AN-QP thì có thể xem xét tăng tỷ lệ sở hữu trên để tiếp tục khuyến khích mua và sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài. Ngoài ra, để phù hợp và thống nhất khi áp dụng Luật, đề nghị bổ sung quy định cụ thể về thời gian, điều kiện, trình tự, thủ tục gia hạn thêm nếu có nhu cầu sở hữu nhà ở tại điểm c khoản 2 Điều 22 của dự thảo Luật quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Đối với quy định về tỷ lệ phần trăm trích lại của các dự án nhà ở thương mại để hỗ trợ địa phương trong xây dựng nhà ở xã hội, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị cần có quy định mức tỷ lệ tối thiểu để trong quá trình triển khai thực hiện các đơn vị, chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với các địa phương thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho công nhân, người lao động... trên địa bàn.



Đại biểu Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn phát biểu thảo luận. 

Cũng tại phiên thảo luận, liên quan đến quy định về điều kiện mua, thuê mua nhà ở xã hội, đại biểu Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho biết: Hiện nay, trên thực tế, chưa có quy định cụ thể về "nơi sinh sống” dẫn đến việc xác định và chứng minh các đối tượng trên chưa có nhà ở thuộc sở hữu, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội là rất khó khăn, bất cập (Ví dụ: Một người đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình ở phường A nhưng lại có đăng ký thường trú ở phường B. Qua rà soát, xác minh tại nơi sinh sống là phường B, người đó sẽ đáp ứng điều kiện được mua, thuê mua nhà ở xã hội.). Như vậy, sẽ tạo kẽ hở, họ vẫn có thể mua nhà ở xã hội trong khi đã có nhà. Từ đó, đề nghị cần rà soát, bổ sung quy định cụ thể, chặt chẽ về "nơi sinh sống” của các đối tượng quy định trên để tránh tình trạng trục lợi chính sách.

Đại biểu Hoàng Đức Chính cũng đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm như "Chủ đầu tư xây dựng nhà ở không đúng quy hoạch, thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt"; đồng thời bổ sung một số quy định cụ thể liên quan đến quy trình xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh để phù hợp với thực tế và đảm bảo thời gian, tiến độ phê duyệt, điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở...

Buổi chiều, QH tiếp tục thảo luận ở tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).


Bùi Hiển 
(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)

Các tin khác


Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook

Sáng 16/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple (Hoa Kỳ) Tim Cook đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Ban Tổ chức Trung ương lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Ngày 16/4, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến với 32 tỉnh, thành phố lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đại biểu.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề "Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình

Chiều 13/4, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện Thông báo số 95/TB-VPCP, ngày 25/3/2023 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình tháng 3/2023. Cùng tham gia buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Văn phòng Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục