(HBĐT) - Sáng 31/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh.


Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị. 


Các đại biểu đã nghe và cho ý kiến đối với: Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xin chủ trương BTV Tỉnh ủy về việc bổ sung khu vực mỏ khoáng sản laterit tại xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho dự án Nhà máy xi măng Hoàng Long Hòa Bình. Trên cơ sở đánh giá làm rõ hơn địa điểm bổ sung vào quy hoạch, tác động của dự án đối với môi trường, ảnh hưởng đối với phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân địa phương, hội nghị đã thống nhất chủ trương bổ sung khu vực mỏ vào quy hoạch. Đồng thời đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, báo cáo các nội dung liên quan đến khoáng sản laterit trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự đồng bộ trong quản lý và điều hành.

Hội nghị đã cho ý kiến về việc đề xuất bổ sung dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, huyện Lạc Sơn và huyện Yên Thủy vào dự án trọng điểm của tỉnh, thời gian thực hiện hoàn thành chậm nhất trong năm 2026. Đây là dự án nhóm A, công trình NN&PTNT, cấp I; tổng mức đầu tư 4.128 tỷ đồng. Các đại biểu đã thống nhất cao nội dung này, đề nghị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo dự án bảo đảm yêu cầu tiến độ để phát huy hiệu quả đầu tư.

Bên cạnh đó, hội nghị thảo luận, cho ý kiến vào tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, dự thảo Báo cáo và Kết luận của BTV Tỉnh ủy sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU, ngày 30/7/2020 của BTV Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030. Hiện nay, diện tích rừng toàn tỉnh gần 237.300 ha, độ che phủ rừng 51,69%. Toàn tỉnh có khoảng 10 nghìn ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC… Tuy nhiên, phát triển kinh tế rừng, đời sống người dân còn khó khăn, thiếu nguồn lực; rừng trồng gỗ lớn phát triển không đồng đều…

Các đại biểu đã đánh giá làm rõ hơn kết quả trồng rừng, việc hướng dẫn chủ rừng sử dụng giống chất lượng cao, áp dụng quy trình kỹ thuật, chăm sóc đảo bảo chất lượng cho rừng trồng; các giải pháp để tăng giá trị kinh tế từ rừng; đảm bảo sinh kế cho người dân; quản lý đất rừng và chuyển nhượng rừng, phát triển rừng theo quy hoạch; tăng cường bảo vệ rừng…

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thống nhất về chủ trương bổ sung quy hoạch khu vực thăm dò khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2030 của tỉnh; giao Ban Cán sự Đảng UBND lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các ngành rà soát, báo cáo cụ thể BTV Tỉnh ủy để có định hướng quy hoạch, quản lý hiệu quả; nghiên cứu ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Đồng ý đưa bổ sung dự án hồ chứa nước Cánh Tạng vào danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: UBND tỉnh, các sở, ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đúng tiến độ. BTV Huyện ủy Lạc Sơn phối hợp với tỉnh trong công tác giải phóng mặt bằng, triển khai di dời, tái định cư đảm bảo tiến độ dự án.

Đối với việc sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến 2030, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của rừng đối với phát triển KT-XH của tỉnh. Đồng thời đánh giá việc triển khai Nghị quyết được nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, tỷ lệ độ che phủ rừng khá cao, nhận thức về phát triển rừng có chuyển biến, bước đầu phát triển cây gỗ lớn, thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến lâm nghiệp, góp phần cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái. Thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao công tác QLNN về rừng; quản lý chặt chẽ đất lâm nghiệp, nhất là đất nông, lâm, trường; đất cho các tổ chức, cá nhân thuê trồng rừng. Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng rừng trồng, cân đối hài hòa giữa phát triển rừng trồng hàng năm với phát triển rừng gỗ lớn, có cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển rừng gỗ lớn. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn; huy động, thu hút doanh nghiệp đầu tư. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng, đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng FSC, bán chứng chỉ cacbon, trả dịch vụ môi trường rừng…


L.C

 

Các tin khác


Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục