Sau CPH, Công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm tập trung nâng cao sản lượng gạch và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Sau CPH, Công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm tập trung nâng cao sản lượng gạch và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương, so với cả nước, tỉnh ta đứng ở tốp đầu 10 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp sau khi sắp xếp, đổi mới đã mở rộng thị trường, mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư SX-KD.

 

Trong 10 năm qua, tỉnh ta có 50 DNNN được sắp xếp CPH, chuyển loại hình doanh nghiệp với tổng số vốn Nhà nước đạt gần 149 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện CPH 25 doanh nghiệp; 4 doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động, 3 doanh nghiệp được bán; chuyển cơ quan quản lý 4 doanh nghiệp; chuyển thành công ty TNHH một thành viên: 2 doanh nghiệp; chuyển thành đơn vị sự nghiệp 2 doanh nghiệp và giải thể 6 doanh nghiệp, chủ yếu là bán tài sản Nhà nước và thay đổi mục đích sử dụng đất.

 

Điển hình như Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm, từ sau CPH, Công ty đã từng bước tăng sản lượng công suất từ vài triệu viên lên đến trên 12 triệu viên/ năm, nộp ngân sách hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, theo ông Phạm Ngọc Chuyển, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm, từ năm 2005 đến nay, Công ty tích cực đầu tư đổi mới công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện thành công đề tài khoa học cấp Bộ về Thiết kế chế tạo máy và thiết bị để cơ giới hoá và tự động hoá dây chuyền sản xuất gạch liên tục kiểu đứng trở thành điểm trình diễn khoa học công nghệ và hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ thân thiện môi trường cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đạt hiệu quả KT-XH cao.

 

Ngoài ra còn khá nhiều công ty sau CPH đã tự khẳng định được mình, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước thay vì nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước trước đây như: Công ty CP Sách thiết bị trường học, Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình, Công ty CP Thương mại Hòa Bình, Công ty CP xây lắp và tư vấn xây dựng Hòa Bình, Công ty CP nông sản thực phẩm...

 

Theo đánh giá của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của tỉnh, trước khi chuyển đổi, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không mang tính đa dạng, chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực do Nhà nước giao kế hoạch và hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Sau khi chuyển đổi, phần lớn doanh nghiệp đạt doanh thu bình quân tăng 28,5%. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã đa dạng hóa hoạt động theo cơ chế năng động, thích nghi với thị trường và nhu cầu của xã hội. Cụ thể, đến năm 2009, tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông bình quân của các doanh nghiệp CPH đạt 9,56 %/năm, có 5 doanh nghiệp không có cổ tức, chiếm khoảng 23%. Như vậy, đa số các doanh nghiệp đã có lãi chia cho các cổ đông để động viên, khích lệ và góp phần gắn bó họ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ chia cổ tức còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.        

 

Ngoài ra, các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi nộp ngân sách được 15.606 triệu đồng, tăng khoảng 44% so với thời điểm trước CPH. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi đã được cải thiện đáng kể, bình quân khoảng 1,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 87% so với thời điểm trước khi sắp xếp, đổi mới. Các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, đổi mới đã mở rộng thị trường, mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư SX-KD.

 

Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ mới, nhập khẩu các máy móc thiết bị tiên tiến như: xi măng lò quay, gạch nung không khói, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường, dây chuyền chế biến, bảo quản nông sản... đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường. Sản phẩm của các doanh nghiệp cũng đã đa dạng, các doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hóa cao hơn, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng mạnh dạn tận dụng lợi thế, vị trí kinh doanh để đa dạng hóa sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp không dựa vào một hoặc một số ngành nghề chính mà đều kinh doanh đa ngành, đa nghề.

 

Sau khi cổ phần hoá hoặc thực hiện hình thức sắp xếp đã tập trung đầu tư, huy động khả năng về tài chính của người lao động trong doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác, người lao động tham gia mua cổ phần trở thành cổ đông. Tính từ thời điểm có quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu đến ngày 30/6/2009, các doanh nghiệp cổ phần đã góp vốn huy động được 190.382 triệu đồng, bình quân 1 doanh nghiệp có 7.615 triệu đồng vốn điều lệ, tăng 34% so với vốn điều lệ ban đầu. Ngoài khả năng huy động vốn từ các cổ đông còn huy động được nhiều nguồn vốn của tổ chức, cá nhân chiếm khoảng 23% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

 

Nhìn chung, theo đánh giá của Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, từ mô hình DNNN trong quản lý đã bộc lộ nhiều yếu kém, khi chuyển sang công ty cổ phần, đa số cán bộ quản lý đã thay đổi nhận thức. Với cơ chế tự chủ về tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp ngoài đưa doanh nghiệp phát triển, đi lên còn phải duy trì, đảm bảo phần vốn góp của các cổ đông; điều này đã tạo ra tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công ty cổ phần. Bộ máy mới của doanh nghiệp sau khi sắp xếp đều do cổ đông và người lao động bầu ra, phần lớn họ đều có trách nhiệm về vốn lớn hơn các cổ đông khác. Họ là những người có tài, có đức, được cổ đông tín nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ đối với cá nhân cao.  

 

Mặt khác, các doanh nghiệp đều được tinh giản biên chế, gọn nhẹ về tổ chức và giảm các chi phí không cần thiết trong SX-KD nên có cơ hội mở rộng dây chuyền sản xuất; nâng cấp, cải tiến chất lượng máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến hơn nên năng suất lao động được nâng cao. Hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp cũng cải tiến một bước. Việc xử lý tài sản, hàng hoá, công nợ tại thời điểm sắp xếp là cơ hội để minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã bố trí lại lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, một số doanh nghiệp đã thực sự phát triển và khẳng định được uy tín trên thị trường. Số lao động làm việc trong công ty cổ phần hiện nay là những lao động có trình độ, sức khoẻ tốt, được bồi dưỡng, đào tạo phù hợp với công nghệ và phương án kinh doanh của công ty. Bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng khoảng từ 70 - 100 lao động. Đa số người lao động còn là cổ đông được tham gia vào việc định hướng và phát triển công ty.

 

 

                                                                                         Hồng Trung

 

Các tin khác


Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về 3 dự án luật

Theo chương trình, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục