Công nhân Công ty TNHH sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Sơn Thủy (Kỳ Sơn) được tạo việc làm có mức thu nhập ổn định hơn 3 triệu đồng/người/tháng).

Công nhân Công ty TNHH sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Sơn Thủy (Kỳ Sơn) được tạo việc làm có mức thu nhập ổn định hơn 3 triệu đồng/người/tháng).

(HBĐT) - Sản xuất công nghiệp giữ được nhịp độ tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, ngành thương mại – dịch vụ diễn biến thuận lợi, nỗ lực kiềm chế lạm phát tiếp tục phát huy hiệu quả… Điểm qua những nét nổi bật trong KT-XH 6 tháng đầu năm nay có thể thấy bất chấp bối cảnh nhiều thách thức, tỉnh ta đã cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển KT-XH. Tuy nhiên, trước những sức ép được dự báo gia tăng trong 6 tháng còn lại, vấn đề quan trọng đang đặt ra là nên xem xét điều, chỉnh một số chỉ tiêu để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2011.

 

Cơ bản hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng đầu năm

 

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay đạt 9,7%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông – lâm – thủy sản là 2,8%, ngành công nghiệp – xây dựng 15,9% (riêng ngành công nghiệp tăng trưởng 18,68%),  ngành dịch vụ 9,81%. Đây là mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ năm 2010 và so với kế hoạch nhưng được xem là mức ổn định đáng ghi nhận, thể hiện quyết tâm cao cũng như nội lực của tỉnh trong bối cảnh có nhiều thách thức lớn.

 

Được biết, ngay từ những tháng đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, chủ động đối phó với những yếu tố bất lợi chi phối mạnh đến tình hình KT-XH của tỉnh. Các nhóm giải pháp nhìn chung đều bám sát tình hình thực tế của địa phương và định hướng xuyên suốt của Chính phủ.

 

Nổi bật là Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Sau 4 tháng (tháng 3 – 6/2011) triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn tỉnh đã đạt kết quả bước đầu trong hầu hết các lĩnh vực chịu sức tác động từ lạm phát. Cụ thể: chính sách tiền tệ đã dần tạo ra sự ổn định cho thị trường tài chính nhờ các động thái kiểm soát kịp thời, hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước. Đến cuối tháng 6, tốc độ tăng trưởng tín dụng của tỉnh được kiểm soát ở mức 2,9% so với cuối tháng 12/2010, dư nợ cho vay phi sản xuất được kiểm soát ở mức dưới 16% tổng dư nợ, lãi suất huy động VNĐ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cao nhất không quá 14%/năm. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa cũng được thực thi nghiêm túc. UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011 với tổng số tiền tiết kiệm là 30,53 tỷ đồng; chỉ đạo tạm dừng trang bị mới ô tô, mua sắm các tài sản có giá trị lớn, đa dạng hóa các biện pháp tiết kiệm. Đặc biệt, nhằm giữ mức tăng trưởng ổn định về kinh tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo tăng thu song song với nỗ lực giảm chi ngân sách. Đến cuối tháng 6/2011, thu ngân sách Nhà nước vẫn duy trì được mức tăng khá với tiến độ ổn định của nhiều khoản thu quan trọng. Tổng nguồn thu trong 6 tháng khoảng 660 tỷ đồng, đạt 51% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 44% Nghị quyết HĐND tỉnh. Cùng với sự phát triển ổn định của các lĩnh vực kinh tế, kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước được tăng cường, các hoạt động vì cộng đồng và an sinh xã hội tiếp tục được đẩy mạnh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD - TT, kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh diễn ra sôi nổi, ANCT – TTAXTH được giữ vững… Đó là những kết quả nổi bật và khá toàn diện, cho thấy tỉnh ta đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2011.   

 

Áp lực gia tăng trong 6 tháng cuối năm

 

Đánh giá cao những diễn biến tích cực trong KT-XH 6 tháng đầu năm, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận nỗ lực vượt khó của các cấp, ngành, địa phương cũng như những chỉ tiêu quan trọng đã đạt được. Tuy nhiên, đồng chí cho biết: Sau khi phân tích tình hình thực tế và dự báo những thách thức tiếp tục chi phối mạnh tình hình KT-XH 6 tháng cuối năm, UBND tỉnh đã đề nghị HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh 7 chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2011 bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, GDP theo giá hiện hành, GDP bình quân đầu người, tổng đầu tư toàn xã hội, tạo việc làm mới cho lao động.

 

Cụ thể: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 được đề nghị điều chỉnh giảm từ 13% xuống còn 10 – 11% (do dự báo mức tăng trưởng 6 tháng cuối năm không thể đạt 16%). Cơ cấu kinh tế đề nghị điều chỉnh giảm tỷ lệ của hai ngành công nghiệp (từ 33,2% xuống 33,1%) và dịch vụ (từ 34,3% xuống 34,2%). Chỉ số giá tiêu dùng được đề nghị điều chỉnh từ mức dưới 10% tăng lên mức dưới 15%.  Chỉ tiêu GDP  từ 12.319 tỷ đồng tăng lên 12.500 tỷ đồng. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (danh nghĩa) được đề xuất từ 15,3 triệu đồng/người/năm tăng lên 15,57 triệu đồng/người/năm. Chỉ tiêu tổng đầu tư xã hội được đề xuất điều chỉnh giảm từ 5.953 tỷ đồng xuống 5.600 tỷ đồng. Chỉ tiêu tạo việc làm cho lao động được đề xuất điều chỉnh từ 16.500 lao động giảm xuống còn 16.000 lao động. Các chỉ tiêu khác có căn cứ và cơ sở để hoàn thành theo Nghị quyết 162/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh.  

 

Giải trình chi tiết về điều chỉnh một số chỉ tiêu đã đề xuất, Giám đốc Sở KH&ĐT Bùi Hải Quang nhấn mạnh: Việc thực hiện các giải pháp chống lạm phát đã và sẽ tác động mạnh đến phát triển KT-XH, kéo theo việc một số chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao năm 2011 có thể biến động ngoài dự kiến. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là xem xét, điều chỉnh để đảm bảo hoàn thành kế hoạch cả năm. Theo tôi, việc điều chỉnh là có cơ sở thuyết phục, phù hợp và cần thiết, thể hiện quyết tâm của tỉnh trong nỗ lực vượt qua sức ép, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2011./.

 

                                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra hiện trường vụ cháy tại Cầu Giấy, Hà Nội

Sáng sớm 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng lãnh đạo Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội đã đến kiểm tra hiện trường, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ cháy tại Cầu Giấy, Hà Nội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về 3 dự án luật

Theo chương trình, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục