Xã Ngọc Lương(Yên Thủy) chuyển đổi diện tích trồng màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có múi.

Xã Ngọc Lương(Yên Thủy) chuyển đổi diện tích trồng màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có múi.

(HBĐT) - Yên Thủy có đặc trưng của cả 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi. Điều kiện đất đai, tài nguyên cho huyện có khả năng phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và sản xuất hàng hóa có quy mô lớn như phát triển cây mía, cây nguyên liệu, trồng rừng... bước đầu hình thành vùng chuyên canh và chăn nuôi theo hướng sản xuất lớn bao gồm cả gia súc, gia cầm dưới hình thức trang trại, gia trại quy mô lớn.

 

Giai đoạn 2011 - 2015, phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, thực hiện các mô hình liên kết sản xuất và thực hiện dồn điền - đổi thửa là bước đột phá trong phát triển ngành nông nghiệp của huyện. Thời gian qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong 5 năm, từ các nguồn vốn lồng ghép trên 76,8 tỷ đồng, huyện Yên Thuỷ đã triển khai được 502 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả tại các xã. Từ các mô hình sản xuất, nhân dân đã chủ động nhân rộng và hình thành các vùng sản xuất, quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường như mô hình ngô vụ đông ở xã Lạc Sỹ và mở rộng diện tích ngô đông trên toàn huyện; trồng 25 ha bí xanh an toàn, dự án liên kết trồng; nuôi cá rô phi đơn tính; trồng cây có múi, trồng nấm sò, nấm rơm và mô hình cá bỗng thương phẩm; trồng mía tím, mía nguyên liệu, bí xanh, bí đỏ, lạc, cà gai leo, nuôi ngan, ngỗng thịt, dê, lợn sinh sản bản địa, gà, ong lấy mật, thỏ...

 

Trong năm 2013 - 2014, huyện đã triển khai thành công việc dồn điền - đổi thửa tại các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Đoàn Kết, Yên Lạc, Lạc Lương với tổng diện tích 401,49 ha của 8.114 thửa đất, sau khi dồn, đổi còn 3.176 thửa, kết hợp đào, đắp được 9,4 km đường nội đồng, 17,4 km kênh mương, xây mới 1 bai tràn, 67 m kênh bê tông và 23 cống qua đường. Năm 2015 tiếp tục dồn điền - đổi thửa tại 14 xóm của 4 xã Yên Lạc, Ngọc Lương, Yên Trị và Phú Lai với tổng diện tích đăng ký 611,94 ha. Việc dồn điền - đổi thửa được người dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi; tạo điều kiện thuận lợi thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, thực hiện cánh đồng mẫu lớn.

 

Bên cạnh đó, các hình thức tổ chức sản xuất phát triển nhanh và đa dạng hơn, toàn huyện có 16 HTX tổng hợp, 16 tổ hợp tác sản xuất và dịch vụ nông - lâm nghiệp, giải quyết việc làm cho gần 5.000 lao động. Hoạt động SX-KD của doanh nghiệp, HTX ngày càng có hiệu quả; một số doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác.

 

Công tác đào tạo, hỗ trợ phát triển nghề cho lao động cũng đạt được một số kết quả nhất định góp phần chuyển đổi ngành nghề, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân. Trong 5 năm đã tổ chức được 113 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 1.375 lao động được đào tạo    các nghề: May công nghiệp, chổi chít, mây - tre đan, trồng rau an toàn, nuôi gà, lợn...; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt     34%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn trên 90%.

 

Các hoạt động trên đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người của huyện khu vực nông thôn năm 2015 đạt 19,6 triệu đồng, gấp 1,6  lần so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn 11,38%, giảm 11,14% so với năm 2011, bình quân mỗi năm giảm 2,23%. Qua đánh giá, hết năm 2015, toàn huyện có 8/12 xã đạt tiêu chí thu nhập; 11/12 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và 6/12 xã đạt tiêu chí hộ nghèo; 12/12 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất.

 

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho nhân dân cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, áp dụng KH-KT và cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; tăng cường đào tạo nghề, du nhập các nghề mới để tạo việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX bởi kinh tế hợp tác có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH ở địa phương; tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân khu vực nông thôn.

 

                                                                             

 

 

                                                                                  Đinh Thắng

Các tin khác


Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường đã được Bộ Chính trị phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục