Bến thuyền thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn

Bến thuyền thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn

Cùng với lễ cầu siêu do Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị tổ chức để tưởng niệm tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, những ngày này Thành cổ Quảng Trị còn đón hàng triệu lượt người dân trong cả nước đến thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2016). Mỗi người một tâm trạng nhưng điểm chung là ai cũng mong được thắp nén hương thành kính dâng lên anh linh các liệt sĩ, để rồi hun đúc thêm niềm tự hào.

Rất đông người dân đến viếng và dâng hương tại Đài tưởng niệm thành cổ Quảng Trị

 

                  Khuôn viên bên trong thành cổ Quảng Trị

 

 

Thành cổ Quảng Trị xây dựng từ đầu thế kỷ XIX bên sông Thạch Hãn nổi tiếng với cuộc chiến 81 ngày đêm vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Sự kiện lịch sử đó đã góp phần vào thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, tạo đà cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Sau ngày giải phóng, thị xã Quảng Trị là mảnh đất bị san bằng, ruộng đồng hoang hoá, đầy rẫy hố bom và dày đặc bom mìn của địch nằm sâu trong lòng đất. Tất cả những gì từng hiện hữu xung quanh thành cổ Quảng Trị nay chỉ còn tro bụi. Nhân dân từ các nơi sơ tán trở về với 2 bàn tay trắng, nhà cửa, phố phường tan hoang, chỉ còn sức dân quá mệt mỏi và đau thương do chiến tranh để lại.

 

Thế nhưng, hôm nay thị xã Quảng Trị đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh. Trên hoang tàn gạch vỡ xưa kia, Đài Tưởng niệm mọc lên, những lối cỏ được lát hồng màu gạch,… Phía tây thành, song song con đường từ cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ - sông Thạch Hãn gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.

 

              Thị xã Quảng Trị hồi sinh từ tro bụi

 

 

Năm 2014, thành cổ Quảng Trị được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt đã và đang là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước và ngày càng hấp dẫn thu hút khách tham quan.

 

Đại lễ cầu siêu tại Thành cổ Quảng Trị nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2016)

 

Cựu chiến binh tái hiện cảnh vượt sông Thạch Hãn năm 1972 vào đánh chiếm thành cổ Quảng Trị

 

 Cựu chiến binh rước đất sạch lấy từ quê hương Nghệ Tĩnh với ước nguyện “mang quê hương” đến với các anh hùng liệt sĩ mãi yên nghỉ tại Quảng Trị

 

Thả hoa đăng tri ân các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn

 

 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tặng quà các gia đình chính sách tại Quảng Trị

 

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục