Bến thuyền thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn

Bến thuyền thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn

Cùng với lễ cầu siêu do Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị tổ chức để tưởng niệm tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, những ngày này Thành cổ Quảng Trị còn đón hàng triệu lượt người dân trong cả nước đến thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2016). Mỗi người một tâm trạng nhưng điểm chung là ai cũng mong được thắp nén hương thành kính dâng lên anh linh các liệt sĩ, để rồi hun đúc thêm niềm tự hào.

Rất đông người dân đến viếng và dâng hương tại Đài tưởng niệm thành cổ Quảng Trị

 

                  Khuôn viên bên trong thành cổ Quảng Trị

 

 

Thành cổ Quảng Trị xây dựng từ đầu thế kỷ XIX bên sông Thạch Hãn nổi tiếng với cuộc chiến 81 ngày đêm vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Sự kiện lịch sử đó đã góp phần vào thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, tạo đà cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Sau ngày giải phóng, thị xã Quảng Trị là mảnh đất bị san bằng, ruộng đồng hoang hoá, đầy rẫy hố bom và dày đặc bom mìn của địch nằm sâu trong lòng đất. Tất cả những gì từng hiện hữu xung quanh thành cổ Quảng Trị nay chỉ còn tro bụi. Nhân dân từ các nơi sơ tán trở về với 2 bàn tay trắng, nhà cửa, phố phường tan hoang, chỉ còn sức dân quá mệt mỏi và đau thương do chiến tranh để lại.

 

Thế nhưng, hôm nay thị xã Quảng Trị đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh. Trên hoang tàn gạch vỡ xưa kia, Đài Tưởng niệm mọc lên, những lối cỏ được lát hồng màu gạch,… Phía tây thành, song song con đường từ cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ - sông Thạch Hãn gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.

 

              Thị xã Quảng Trị hồi sinh từ tro bụi

 

 

Năm 2014, thành cổ Quảng Trị được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt đã và đang là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước và ngày càng hấp dẫn thu hút khách tham quan.

 

Đại lễ cầu siêu tại Thành cổ Quảng Trị nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2016)

 

Cựu chiến binh tái hiện cảnh vượt sông Thạch Hãn năm 1972 vào đánh chiếm thành cổ Quảng Trị

 

 Cựu chiến binh rước đất sạch lấy từ quê hương Nghệ Tĩnh với ước nguyện “mang quê hương” đến với các anh hùng liệt sĩ mãi yên nghỉ tại Quảng Trị

 

Thả hoa đăng tri ân các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn

 

 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tặng quà các gia đình chính sách tại Quảng Trị

 

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục