(HBĐT) - Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến sáng ngay nay, ngày 24/8, về công tác bảo vệ môi trường. Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo các Bộ, ngành T.Ư, địa phương, tập đoàn và các đơn vị có liên quan. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cùng với sự tham gia của các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình; Vũ Đức Đam; Trịnh Đình Dũng. Về phía tỉnh ta, tham dự hội nghị trực tuyến có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa diện doanh nghiệp trong tỉnh.

 

Tại hội nghị, các Bộ, ngành, địa phương đã trình bày báo cáo về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, những tồn tại, thách thức và các giải pháp khắc phục. Theo đó, hàng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại. Cả nước có 337 bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh cùng  đại diện các sở, ngành, địa phương tham gia hội nghị trực tuyến về bảo vệ môi trường do Chính phủ tổ chức.             

Một số dự án FDI vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường như Công ty Vedan, Miwon, Formosa, khói bụi ô nhiễm của nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee&Men. Tính đến năm 2016, cả nước đã phát hiện và xử phạt hành chính đối với 2.229 tổ chức, đồng thời buộc các đối tượng vi phạm thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.

Đối với tỉnh ta, trong 6 tháng đầu năm 2016, các đơn vị chức năng của tỉnh đã kiểm tra 104 cơ sở, lập 104 biên bản kiểm tra, kiến nghị yêu cầu khắc phục 184 thiếu sót, vi phạm. Ngoài ra, phát hiện, phối hợp bắt giữ 22 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên các lĩnh vực, xử lý vi phạm phạt hành chính số tiền gần 400 triệu đồng.

Trong năm 2016 trên địa bàn có nhà máy mía đường Hòa Bình và nhà máy tinh bột sắn Tân Hiếu Hưng xả thải nước chưa qua xử lý ra sông Bưởi gây chết cá. Hiện, 2 nhà máy đang đang tiến hành đầu tư xây dựng công trình xả thải.  Tỉnh ta cũng đưa ra nhiều giải pháp cụ thể và những kiến nghị đề xuất, bao gồm: Đề nghị T.Ư hỗ trợ từ kinh phí từ ngân sách Trung ương nhằm đầu tư xây dựng Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh; đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải, lò đốt rác và hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tại các huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Tại hội nghị, Bộ TN&MT cho rằng, Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021 coi tài nguyên môi trường vừa là đối tượng phải bảo vệ, vừa là nguồn lực để thúc đẩy các hoạt động phát triển. Theo đó, Bộ TN&MT đã đề ra 10 nhiệm vụ trước mắt và 6 giải pháp lâu dài nhằm đảm bảo quản lý hoạt động TNMT hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XT tốt hơn trong những năm tới đây.  

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng sự vào cuộc của các Bộ, ngành trung ương cũng như các địa phương trong công tác bảo vệ TNMT chưa thực chất và chưa thực quyết liệt. Thủ tướng Chính phủ thậm chí còn đặt ra câu hỏi: “Cả hệ thống chính trị đã ở đâu khi các dự án gây ô nhiễm môi trường nặng nề thời gian qua đều được báo chí và người dân phát hiện rồi đưa ra công luận thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc?”. Chính vì vậy, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tình trạng ô nhiễm, vi phạm về môi trường ngày càng trầm trọng. Trong đó, điển hình là vụ Formosa xả thải ra biển làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền trung cũng như một vài vụ ô nhiễm môi trừng tại các tỉnh thành khác.

 

Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yê cầu các Bộ, ngành, địa phương thể hiện rõ vai trò hơn nữa của người đứng đầu mỗi tỉnh, thành trong công tác giám sát môi trường. Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp cũng như làm tốt công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường... Tích cực vào cuộc hơn nữa, không đánh đổi thu hút đầu tư lấy môi trường bị huỷ hoại; thực hiện nghiêm việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm nhưng không được chồng chéo, gây phiền hà doanh nghiệp; các tỉnh, thành phố cần có phương án riêng bảo vệ môi trường tuỳ tình hình thực tế.

 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng giao các Bộ, ngành chức năng tới đây xây dựng, ban hành và tổ chức đánh giá hàng năm chỉ số bảo vệ môi trường cấp tỉnh bắt đầu từ năm 2017, tạo sự chuyển biến căn bản, đẩy lùi ô nhiễm môi trường, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển bền vững. 

                                                                                    HTrung

 

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục