Hôm qua 28-10, kỳ họp thứ hai, Quốc hội (QH) khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc. Các đại biểu QH làm việc tại hội trường nghe, thảo luận các Báo cáo: Công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2016; Công tác năm 2016 của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tối cao và Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) tối cao; Công tác thi hành án năm 2016; Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016.

      Đại biểu QH tỉnh Ninh Bình phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường

Khắc phục hạn chế trong hoạt động tư pháp

Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2016 nêu rõ, hoạt động của các loại tội phạm đã được kiềm chế, kéo giảm đáng kể, đạt mục tiêu QH đề ra. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở một số địa bàn, lĩnh vực còn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch bên ngoài tăng cường lôi kéo, kích động tập trung đông người gây rối an ninh trật tự. Về công tác ngành kiểm sát, công tác kháng nghị phúc thẩm án, dân sự, hành chính có sự chuyển biến nhiều mặt, số lượng kháng nghị tăng, tỷ lệ kháng nghị được Tòa án chấp nhận đạt 86,4%, vượt 16,4% so với chỉ tiêu Nghị quyết số 37 của QH.

Các tòa án đã giải quyết hơn 432 nghìn trong tổng số hơn 463 nghìn vụ án, đạt tỷ lệ 93%, hầu hết số vụ án còn lại đang được tiếp tục xem xét giải quyết. So với năm 2015, số vụ án đã thụ lý tăng hơn 36 nghìn vụ. Công tác giải quyết các vụ án, xét xử các loại án có chuyển biến tiến bộ, đã hạn chế thấp nhất số lượng vụ án quá hạn luật định do lỗi chủ quan; xét xử kịp thời nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế và nhiều vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm.

Về công tác thi hành án, việc xác minh, phân loại án được chú trọng thực hiện, ngày càng chính xác hơn và đạt tỷ lệ tương đối cao. Công tác phối hợp liên ngành tiếp tục được chú trọng ở cả Trung ương và địa phương, nhất là việc phối hợp chặt chẽ với Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... trong việc thực hiện rà soát, tổng hợp các vụ việc án tuyên không rõ, giải thích bản án, chỉ đạo giải quyết những vụ án lớn, phức tạp, án kinh tế, tham nhũng.

Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Toàn ngành đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính nhiều tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự, đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, thu hồi, xử lý khác 3.471 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 75%).

Trong Báo cáo thẩm tra các báo cáo được nêu trên, Ủy ban Tư pháp của QH cho rằng, tình hình vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường diễn biến phức tạp, nhiều cơ sở sản xuất lớn ven sông, ven biển xả thải trái phép. Vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đã đến mức báo động. Tổng số vụ án giết người giảm nhưng vụ án giết nhiều người lại tăng mạnh với thủ đoạn dã man, gây bức xúc trong xã hội. Về công tác của ngành kiểm sát, một số Viện kiểm sát chưa thực hiện chặt chẽ việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Vẫn xảy ra việc Viện kiểm sát chấp nhận cho cơ quan điều tra tạm ngừng xác minh tin báo tố giác tội phạm không đúng quy định của pháp luật.

Đối với ngành tòa án, vẫn còn một số bản án, quyết định có vi phạm, số bị cáo hưởng án treo chưa đúng quy định tăng so với năm 2015. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của tòa án tăng.

Năm 2016, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt được mục tiêu “từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng”. Nhiều hạn chế, kiến nghị đã được nêu từ những năm trước nhưng vẫn chưa có chuyển biến tích cực.

Tăng cường phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm

Thảo luận các báo cáo về công tác tư pháp, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) và nhiều đại biểu đồng tình với những kết quả đạt được và cho rằng, năm 2016, mặc dù còn nhiều khó khăn, song Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là sự vào cuộc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhiều vụ án nghiêm trọng đã được điều tra làm rõ kịp thời. Công tác phối hợp của các cơ quan chức năng từ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã được triển khai tích cực, do vậy tình hình tội phạm năm 2016 đã được kiềm chế, số tội phạm giảm cả về số vụ và đối tượng vi phạm.

Tuy nhiên, theo các đại biểu, tình hình vi phạm pháp luật năm 2016 tăng lên. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây bất bình, hoang mang trong dư luận nhân dân... Đáng chú ý, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn ra ở lĩnh vực giao thông, môi trường, xây dựng... nhưng số lượng vụ việc được xử phạt giảm. Tình hình vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra nhiều nhưng chưa truy tố, xử lý kịp thời. Cử tri và nhân dân cả nước rất băn khoăn về tội phạm xâm hại tài nguyên, môi trường đang diễn ra phức tạp, công khai. Tình hình tội phạm tham nhũng có chiều hướng gia tăng, vụ sau nghiêm trọng hơn vụ trước, trong khi công tác phòng, chống tham nhũng còn yếu, việc phát hiện, xét xử các vụ án tham nhũng chưa nhiều, công tác thu hồi tài sản các vụ việc tham nhũng chỉ bằng 8% tài sản thất thoát... Một số đại biểu nêu rõ, tình hình tội phạm tăng song việc xử lý tội phạm giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm, của các cơ quan chức năng chưa cao, còn đùn đẩy trách nhiệm.

Để công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án đạt hiệu quả, nhiều đại biểu đề nghị thời gian tới, QH, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện các văn bản pháp luật bảo đảm đồng bộ và phù hợp thực tế. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các cấp, các ngành, các địa phương coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục các đối tượng, nhất là thanh niên về mục tiêu, lý tưởng, tích cực tham gia đấu tranh ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật. Cùng với đó, các ngành tư pháp, như: tòa án, kiểm sát và công an cần tăng cường phối hợp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; phối hợp phân tích, đánh giá và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm. Phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, phát hiện, xử lý kịp thời các loại tội phạm.

Có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần đầu tư nhân lực, vật lực nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng và lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm và thi hành án. QH, Ủy ban Thường vụ QH thành lập bộ phận giám sát để giám sát việc thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án ở các địa phương.

*Các vụ việc tham nhũng khi được thể hiện trên các báo cáo, đánh giá đều chỉ rõ số lượng, nội dung, nguyên nhân. Tuy nhiên, khi cần chỉ rõ cụ thể từng người, từng đối tượng tham nhũng bao nhiêu lại không thể chỉ ra cụ thể. Bởi vậy, việc xác định và thu hồi tài sản tham nhũng gặp khó khăn, hạn chế.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương 
(tỉnh Quảng Bình)

*Còn nhiều văn bản pháp luật của ta chưa loại bỏ được cơ chế “xin - cho”. Cơ chế “xin - cho” làm cho Nhà nước thiếu minh bạch, thiếu công khai, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Đây là mảnh đất tốt cho tham nhũng.

Đại biểu NGUYỄN THỊ QUYẾT TÂM 
(TP Hồ Chí Minh)

 

                                                              Theonhandan

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục