Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi) để chống lãng phí, chống tham nhũng, khai thác sử dụng phát huy hiệu quả tài sản nhà nước, nếu làm không chặt chẽ sẽ không đáp ứng được yêu cầu; do đó, phải rà soát lại tất cả những quy định liên quan tới xử lý tài sản Nhà nước, cho đúng với Hiến pháp và Pháp luật.

 

Đó là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên thảo luận ở tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi) sau khi nghe tờ trình về dự án, ngày 31-10.

 

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi).

 

Quy định định mức sử dụng tài sản công

Trong tờ trình dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chỉ ra, sau hơn 7 năm triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (TSNN) năm 2008, tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế.

Cụ thể, Luật Quản lý, sử dụng TSNN hiện hành mới điều chỉnh đối với một bộ phận TSNN tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... mà chưa điều chỉnh đối với các loại TSNN khác như tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, đất đai, khoáng sản, rừng, nguồn lợi ở vùng trời, vùng biển, thềm lục địa, tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, tên miền internet và các tài nguyên khác...

Để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý TSNN, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về lĩnh vực này. Trong đó, về quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị bổ sung một số nội dung chủ yếu như: Giao thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức đối với xe ô tô công, trụ sở làm việc cho Chính phủ (thay cho thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay); bổ sung các quy định để đảm bảo việc ban hành tiêu chuẩn, định mức được chặt chẽ, công khai, minh bạch.

Mặt khác, Dự án luật cũng bổ sung một số hình thức mới trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, xử lý tài sản công bao gồm: Mua sắm tập trung; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), khoán kinh phí sử dụng tài sản công; huy động vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập; ghi giảm tài sản do nguyên nhân bất khả kháng.

Ngoài ra, Dự thảo luật cũng quy định xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Theo đó, người có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công mà gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước.

 

 Các đại biểu trong phiên thảo luận tổ ngày 31-10.

 

Dự án Luật còn nhiều bất cập

Trong báo cáo thẩm tra về Dự án Luật,  Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách ông Nguyễn Đức Hải lưu ý, cần phân biệt rõ tài sản công phục vụ công tác quản lý của Nhà nước, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và tài sản công phục vụ mục đích thương mại để quy định cho phù hợp, trên cơ sở tách bạch chủ thể quản lý, sử dụng các loại tài sản công nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý và sử dụng; nội dung công khai về tài sản công của Dự thảo Luật còn thiếu chi tiết và đề nghị cần bổ sung quy định về hoạt động giám sát của người dân và các cơ quan truyền thông đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công để tăng cường tính minh bạch, hiệu quả.

Làm sâu hơn nội dung này trong phiên thảo luận tổ, ĐB Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) cho rằng việc quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) nếu chịu sự giám sát của cộng đồng là chưa đủ, vì người dân rất ngại va chạm với cơ quan nhà nước. Do đó, nên bổ sung sự giám sát của nhiều cơ quan khác có thẩm quyền và cơ quan truyền thông. “Từ trước đến nay, nhiều vụ việc người dân phát hiện và cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông và cơ quan này đã có trách nhiệm điều tra vụ việc”, ĐB Trần Thị Phương Hoa nói.

Bàn về các hành vi cấm (Khoản 3, Điều 10) trong sử dụng TSC, ĐB Hoa cho rằng, cần bổ sung cụm từ "cầm cố ký gửi" bởi có cơ quan được giao sử dụng đất đã mang giấy tờ sử dụng đất ra ngân hàng cầm cố vay mượn tiền để đầu tư, có trường hợp quản lý kém dẫn đến thua lỗ và không có khả năng trả, gây thất thoát tài sản nhà nước.

“Tôi thấy có sự lúng túng trong phạm vi điều chỉnh Dự án Luật, bởi chúng ta đã có Luật Ngân sách Nhà nước và đối với lĩnh vực tiền vốn đầu tư công đã có Luật Đầu tư công, nếu dự án điều chỉnh cả nguồn tiền, trong đó có nguồn tiền ngân sách thì sẽ vướng với nhiều bộ luật khác”, ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) bày tỏ băn khoăn.

ĐB Vũ Thị Lưu Mai cho rằng vấn đề khoán kinh phí là đang rất được cử tri và dư luận quan tâm, đặc biệt là khoán kinh phí xe, nhà công vụ và những nguồn lực khác. Tuy nhiên, Điều 33 của Dự án Luật mới chỉ quy định chung chung và có sự chồng chéo.

Về vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước, cũng như tính công khai minh bạch là mục đích sử dụng TSC, ĐB Mai cho rằng Dự án Luật có tới 4 điều quy định thẩm quyền của cơ quan công lập là được phép sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh là không hợp lý, bởi các đơn vị công lập không phải là các doanh nghiệp để sử dụng TSNN vào mục đích kinh doanh. Trên thực tế đã có nhiều bất cập, như một số cơ quan nhà nước vẫn kinh doanh nhà khách, khách sạn và cơ chế tài chính cũng rất đặc thù. Đặc biệt việc quản lý về thuế cũng như nguồn thu chưa chặt chẽ dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước.

“Nguyên tắc đầu tiên là tài sản phải sử dụng đúng mục đích, nếu các đơn vị sự nghiệp được phép kinh doanh thì phải làm rõ thủ tục, thẩm quyền thế nào, cơ chế tài chính như nghĩa vụ thuế ra sao”, ĐB Mai nhấn mạnh.

Tán thành với ý kiến của ĐB Mai về vấn đề khoán xe công, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng cần bàn một cách đầy đủ hơn. Ví dụ với kiểu phân bổ như Bộ Tài chính vừa quy định, những đại biểu Quốc hội sẽ gặp nhiều khó khăn bởi công việc của họ là đi lại nhiều nơi tiếp xúc cử tri.

“Nếu khoán ở mức độ không bảo đảm sẽ lợi bất cập hại, sẽ có đơn vị nhận khoán để rồi không đi đâu cả, như vậy nhà nước còn thiệt thòi hơn nhiều”, ĐB Khánh ý kiến.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh), vấn đề thu hồi tài sản không sử dụng để lãng phí là câu chuyện muôn thuở. TP Hồ Chí Minh có nhiều trụ sở bỏ trống mấy chục năm không làm gì cả, nhưng không thu hồi được. ĐB Tâm đề nghị luật phải chế tài đủ mạnh để xử lý bởi Hội đồng nhân dân đi giám sát và đề nghị thu hồi những mảnh đất trên để làm bệnh viện, trường học nhưng không được.

Cũng trong phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cho rằng một có số nội dung của Dự án Luật chưa phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước, như  Điều 47, quy định Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước. Do đó, cần rà soát lại các quy định để bảo đảm tính rõ ràng, khả thi, chặt chẽ của dự án luật.

 

                                                                              TheoQĐND

 

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục