Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tinhr ủy

(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, tỉnh Hòa Bình được thành lập với tên gọi tỉnh Mường, gồm có 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ. Đến ngày 5/9/1896, tỉnh lỵ được chuyển từ Chợ Bờ về đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình, thuộc TP Hòa Bình ngày nay. Từ đấy, tỉnh chính thức mang tên Hòa Bình với 4 châu là: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Mai Đà và Lạc Sơn (bao gồm cả huyện Lạc Thủy). Trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, tỉnh Hòa Bình hiện có 10 huyện và 1 thành phố; 210 xã, phường, thị trấn với diện tích tự nhiên gần 4.600 km2, dân số trên 83 vạn người. Tỉnh Hòa Bình là nơi cộng đồng 6 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống. Nơi đây là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số, là trung tâm đồng bào dân tộc Mường của cả nước.

 

Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình tự hào là quê hương có nền “Văn hóa Hòa Bình” - miền đất của sử thi huyền thoại “Đẻ đất, đẻ nước”, của những lễ hội giàu bản sắc, nền văn hóa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành, phát triển của loài người. Nền văn hóa, bề dày truyền thống đó là sức mạnh to lớn để nhân dân Hòa Bình xây đắp tương lai.

 

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình có truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ khi có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, truyền thống đó được bồi đắp, hội tụ và lan tỏa tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn giúp nhân dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua khó khăn, thử thách trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

 

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong đêm đen nô lệ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình phải sống cơ cực dưới 2 tầng áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, Lang đạo nghiệt ngã và ách đô hộ của thực dân Pháp xâm lược. ánh sáng cách mạng của Đảng được truyền đến tỉnh Hòa Bình từ rất sớm, với hoạt động tuyên truyền, giác ngộ cách mạng của đồng chí Đào Gia Lựu, đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng tỉnh Nam Định ở châu Lạc Sơn năm 1929 và việc thành lập tổ Đảng Hoàng Đồng (Lạc Thủy) ngày 1/12/1930. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng tỉnh, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh lỵ và tất cả các châu trong tỉnh diễn ra nhanh gọn trong 7 ngày (từ 20 - 26/8/1945). Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình cùng nhân dân cả nước vùng lên đánh đuổi thực dân xâm lược, xoá bỏ chế độ phong kiến, Lang đạo, giành quyền làm chủ bản làng, quê hương, đất nước.  

 

 

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa kiểm tra tiến độ thi công đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình.

 

Sau khi giành được chính quyền, quân và dân trong tỉnh lại tích cực tham gia 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, vĩ đại của dân tộc. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái thi đua lao động, sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, cùng nhân dân cả nước lập nên nhiều chiến công vang dội làm nên “Chiến dịch Hòa Bình” lịch sử, đến chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân trong tỉnh tiếp tục nêu cao chủ nghĩa Anh hùng cách mạng. Với tinh thần “Tất cả cho tuyền tuyến”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, hàng ngàn chiến sỹ, con em các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã lên đường nhập ngũ, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang cách mạng, kiên cường của tỉnh ta, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

 

Năm 1976, tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Trong 15 năm hợp tỉnh, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình bắt tay vào khắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, từng bước ổn định đời sống. Tháng 11/1979, công trình Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà được khởi công xây dựng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục hy sinh, cống hiến tài sản, ruộng đất, đóng góp to lớn về sức người, sức của cho việc xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam á, công trình thế kỷ trên sông Đà. Trong sự nghiệp chung đó, có cả những sự hy sinh thầm lặng không thể đo đếm của hàng nghìn hộ dân cùng mồ mả cha ông đã phải di dời để phục vụ công trình.

 

Để ghi nhận những đóng góp, những chiến công to lớn của tỉnh trong 2 cuộc kháng chiến và xây dựng CNXH, Đảng, Nhà nước đã trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; Huân chương Quân công, nhiều Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; 73 tập thể, 10 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 5 tập thể, 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; 235 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.

 

Phát huy truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, sau 30 năm đổi mới, nhất là từ sau tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã không ngừng phấn đấu, đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động thực hiện nhiều giải pháp năng động, sáng tạo, phù hợp, giành được những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực KT -XH, QP-AN và xây dựng hệ thống chính trị.

 

Từ chỗ xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp của những năm đầu tách tỉnh. Đến nay, tỉnh ta đã có sự phát triển vượt bậc, vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, tăng trưởng kinh tế đứng trong tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của tỉnh giai đoạn 2011- 2015 đạt 9,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tích cực. Đến năm 2015, tỷ trọng nông - lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ lần lượt là: 19,4%, 54%, 26,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36, 5 triệu đồng. Hộ nghèo giảm còn 12,26%. Các tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, phát triển công nghiệp theo quy hoạch đang được khai thác hiệu quả tạo lực đẩy mới cho diện mạo KT -XH của tỉnh. Các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới; các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, dân chủ, công khai và mang lại hiệu quả cao. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Bộ mặt nông thôn, miền núi và đô thị thay đổi rõ rệt. Đã có 31 xã đạt 19 tiêu chí chuẩn nông thôn mới. Tỉnh đã xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa với các thương hiệu nông sản đang có chỗ đứng trên thị trường như: Cam Cao Phong, dệt thổ cẩm Mai Châu, rượu cần, mía tím, bưởi da xanh Tân Lạc, nhãn Kim Bôi… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển. Tỉnh ta có tỷ lệ người tham gia BHYT toàn dân cao so với cả nước. Chất lượng GD &ĐT không ngừng được nâng lên. Hòa Bình là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; dân chủ nhân dân ngày càng được phát huy. Nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 

Trong tiến trình lịch sử bảo vệ, xây dựng và phát triển, các thế hệ cha ông sinh sống trên vùng đất Hòa Bình đã để lại cho hậu thế nhiều giá trị văn hoá quý báu, kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc, các phong tục tập quán tốt đẹp, lễ hội truyền thống giàu bản sắc như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc), Lễ hội Chùa Tiên (huyện Lạc Thủy), Lễ hội Xên bản, Xên Mường (huyện Mai Châu), Lễ hội Rước Bụt (huyện Lạc Sơn), Tết của đồng bào Mông, Lễ cấp sắc của đồng bào Dao… có sức sống trong đời sống văn hóa dân tộc đang được phát huy. Trong đó, Mo Mường, nghệ thuật trình diễn Chiêng Mường đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là những di sản vô giá để thế hệ hôm nay và mai sau khai thác, phát huy góp phần làm nền tảng và động lực phát triển quê hương, đất nước.

 

Với thế mạnh một tỉnh cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, giáp Thủ đô Hà Nội, điều kiện thiên nhiên, văn hóa và con người Hòa Bình là những tài nguyên để phát triển các loại hình du lịch. Tỉnh đã có nhiều điểm du lịch đẹp, hấp dẫn, độc đáo, giàu giá trị lịch sử, văn hóa như: Hồ Hòa Bình, bản Lác Mai Châu, suối khoáng Kim Bôi, chùa Tiên Lạc Thủy... Đặc biệt, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030. Đó là những cơ sở quan trọng để chúng ta từng bước khai thác các thế mạnh, đưa tỉnh Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững trong công cuộc đổi mới.

 

Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (22/6/1886 - 22/6/2016), 25 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 - 1/10/2016) và công bố khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự hào, phấn khởi trước diện mạo đổi thay của quê hương, vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng. Đó là nguồn động viên, khích lệ to lớn để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống quê hương kiên cường cách mạng, đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra, đưa tỉnh Hòa Bình bước sang thời kỳ phát triển toàn diện, cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến lên CNXH”.

 

 

 

                                                                                      

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục