(HBĐT) - Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhân dân ta được hưởng tự do và làm chủ vận mệnh của đất nước. Đó là điều kiện thuận lợi căn bản nhất để nhân dân ta thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Nhưng, từ cuối năm 1945 đến cuối năm 1946, nước ta đứng trước những khó khăn chồng chất: nạn đói, nạn dốt, giặc ngoài, thù trong mà nghiêm trọng nhất là sự hiện diện của gần 30 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và các nước đế quốc dưới danh nghĩa Đồng minh, chiếm đóng các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.  

 

Pháo đài Láng, nơi bắn phát pháo lệnh mở đầu toàn quốc kháng chiến. ảnh: TL 

Bất kể một cuộc cách mạng nào vừa thành công cũng đều gặp nhiều khó khăn, nhưng hoàn cảnh nước ta lúc đó, những khó khăn, thách thức là đặc biệt nghiêm trọng: chính quyền cách mạng còn non trẻ chưa được củng cố, mặt trận đoàn kết toàn dân chưa rộng khắp, LLVT còn ít ỏi và non yếu về nhiều mặt; đất nước bị đế quốc bao vây bốn phía. Sự mất còn của cách mạng, của nền độc lập, thống nhất quốc gia đặt ra một cách trực tiếp, tình thế đất nước tựa như “ngàn cân treo trên sợi tóc”.

 Xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta là: đất nước được hoà bình, ổn định để tập trung tài lực vào xây dựng cuộc sống mới; từ đánh giá âm mưu của các thế lực đế quốc và căn cứ vào tương quan so sánh lực lượng lúc đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định chủ trương lãnh đạo cách mạng là phải có chiến lược và sách lược đúng đắn, vừa kiên quyết đấu tranh để giữ vững nền độc lập, thống nhất quốc gia, vừa nhân nhượng, hòa hoãn với kẻ thù để tránh cùng một lúc phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở hai miền đất nước (với quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp), hoặc một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp (TDP); đồng thời, tranh thủ thời gian, khắc phục khó khăn, xây dựng thực lực cách mạng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

 

Cuối năm 1945, đầu năm 1946, chúng ta thực hiện sách lược “Hoa - Việt thân thiện”, hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để tránh một cuộc xung đột quân sự lớn ở miền Bắc, tập trung đấu tranh chống TDP đang gây chiến tranh ở miền Nam. Đầu năm 1946, bọn đế quốc thoả thuận để cho Pháp độc chiếm Đông Dương. Trước tình hình mới, ta lại thực hiện sách lược “hoà để tiến”, hoà hoãn với TDP bằng Hiệp định Sơ bộ, cuộc đàm phán tại Hội nghị trù bị Đà Lạt và Hội nghị chính thức ở Phông -ten-nơ-bờ-lô, Tạm ước 14-9-1946 để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước và cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp - Việt bằng biện pháp hoà bình, chí ít cũng trì hoãn cuộc chiến tranh để ta có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng cho toàn quốc kháng chiến.

 

Sau khi thấy con bài “ngoại giao pháo hạm”, dùng thủ đoạn đàm phán trên thế mạnh không khuất phục được Chính phủ và nhân dân Việt Nam, giới cầm quyền hiếu chiến Pháp đã quyết tâm dùng vũ lực nhằm cướp nước ta một lần nữa. Ta càng nhân nhượng, TDP càng lấn tới; chúng liên tiếp vi phạm các điều khoản đã được ký kết tại Hiệp định Sơ bộ, thực hành tiến công và tàn sát nhân dân ta hết sức dã man. Ngày 18/12/1946, Pháp đã chuyển cho Chính phủ ta bức tối hậu thư: đòi ta phá bỏ những vật chướng ngại trên đường phố để quân Pháp tự do đi lại; trao cho chúng quyền giữ trật tự trị an ở Hà Nội; để quân Pháp đến chiếm đóng nhiều vị trí quan trọng trong thành phố…

 

Trước tình hình đó, Đảng ta khẳng định: “Sự thật đã chứng minh rằng, TDP ngang nhiên khiêu hấn. Chúng định dùng vũ lực bắt ta phải nhượng bộ. Nhưng không khi nào ta chịu. Tạm ước 14/ 9 là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền của nước, là hại quyền lợi cao trọng của dân tộc”. Hội nghị Ban Thường vụ T.ư Đảng đã họp (ngày 18/12/1946) tại làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị nhận định khả năng hoà hoãn đã hết và quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Đêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và ngay trong đêm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”, kêu gọi đồng bào cả nước và các LLVT nhất tề đứng lên đánh quân xâm lược, giữ gìn đất nước.

 

Mở đầu Lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu thiện chí hoà bình của Việt Nam, nhưng bị phía Pháp khước từ và họ quyết chọn con đường vũ trang xâm lược: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, TDP càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Người khẳng định rõ ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Khi Tổ quốc lâm nguy, Người kêu gọi các giới đồng bào cả nước bằng vũ khí và mọi loại dụng cụ có thể dùng làm vũ khí, nhất tề đứng lên đánh giặc. Mục đích cuộc kháng chiến là “Việt Nam độc lập và thống nhất…”. Kết thúc Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Người truyền niềm tin thắng lợi cho toàn dân, toàn quân ta “Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”.

 

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục tinh thần Nam quốc sơn hà Nam Đế cư của tổ tiên ta thủa trước; là sự thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập, thống nhất quốc gia. Đó là lời của Tổ quốc, của dân tộc thiết tha kêu gọi con Lạc, cháu Hồng đứng lên giữ nước; đồng thời, cũng là lời tuyên bố đanh thép với bọn thực dân cướp nước về ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

 

Đáp Lời kêu gọi của lãnh tụ Hồ Chí Minh, toàn dân, toàn quân ta nhất tề đứng lên kháng chiến. Hình tượng những chiến sĩ Cảm tử quân Hà Nội “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” mãi mãi là biểu tượng bất tử về một cuộc chiến tranh nhân dân mà mỗi người dân đều sẵn sàng hy sinh tất cả vì Tổ quốc. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của quân và dân ta đã minh chứng cho điều khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến: “thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

 

 “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” đã để lại cho chúng ta một bài học quý giự, đồng thời cũng là lời cảnh báo đối với các thế lực xâm lược rằng: Mỗi khi Tổ quốc Việt Nam bị xâm lăng thì cả dân tộc Việt Nam sẽ nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Một dân tộc gần 90 triệu người, với ý chí, quyết tâm thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, chúng ta có đủ sức mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bất kể chúng lớn mạnh thế nào và từ đâu tới.

 

                                            Trích theo Tạp chí Quốc phòng toàn dân

 

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục