(HBĐT) - Nhiều năm nay, thông qua thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước như: Chương trình 135, chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt, chính sách vay vốn cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chính sách tái định cư...đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ nguồn vốn Chương trình 135 kết hợp các nguồn vốn khác với tổng mức đầu tư trên 10 tỉ đồng, TP Hòa Bình xây dựng tuyến đường vào xóm khó khăn Đậu Khụ, xã Thống Nhất, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống người dân.

 

Từ nguồn vốn trên 142 tỷ đồng của Chương trình 135 năm 2016, tỉnh đã đầu tư xây dựng 232 công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nhà văn hóa, nước sinh hoạt bảo đảm tiến độ và yêu cầu đề ra.

 

Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ giống, vốn, chuyển giao KHKT đã mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy sản xuất vùng đồng bào dân tộc. Các chương trình, dự án được thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tạo được lòng tin và hưởng ứng của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án.

 

Năm 2016, thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã hỗ trợ mua máy nông cụ và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 5.843 hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở thôn bản đặc biệt khó khăn, đến nay đã hoàn thành kế hoạch, từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho những vùng khó khăn.

 

Đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ di dân tái định cư theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016, tỉnh tiếp tục đầu tư 2 công trình giao thông tại các điểm tái định cư xóm Nghìa, xã Xuân Phong (Cao Phong), xóm suối Kẻ, xã Tu Lý (Đà Bắc). Tình hình đời sống của người dân các điểm định canh, định cư ở bản Cang, xã Pà Cò; suối Kẻ, xã Tu Lý; xóm Mừng, xã Xuân Phong cơ bản ổn định, người dân yên tâm định cư tại nơi ở mới.

 

Tỉnh cũng chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách về hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách vay vốn phát triển sản xuất, chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn...đang đem lại hiệu quả thiết thực. Công tác đào tạo năng lực cho cán bộ là người dân tộc được quan tâm, đã có hàng nghìn lượt cán bộ xã, thôn, bản, cộng đồng được trang bị, bổ sung kiến thức về quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống chính trị cơ sở.

 

Thông qua việc thực hiện các chính sách dân tộc trên cơ sở lồng ghép hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác đã giúp đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm góp phần quan trọng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc. Hạ tầng KT-XH vùng đồng bào dân tộc tiếp tục được cải thiện. Đến nay, các xã đã có đủ trường tiểu học, THCS, điện sinh hoạt. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, bưu điện văn hóa xã, có trạm y tế bảo đảm vệ sinh phòng dịch, khám - chữa bệnh ban đầu. Năng lực của cán bộ dân tộc, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao. Đời sống vật chất, tinh thần người dân được cải thiện rõ nét, giá trị văn hoá truyền thống được giữ gìn và phát triển, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, QP-AN được bảo đảm.

 

Để thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc và các chính sách dân tộc, tỉnh đang đề xuất với Trung ương bố trí đủ nguồn lực đầu tư hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn. Huy động các nguồn vốn thực hiện đề án đầu tư hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh. Triển khai một số cơ chế chính sách đặc thù thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc. 

     

 

                                                                                   LC

 

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục