Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIV, ngày 8-6, các đại biểu QH làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017; thảo luận dự án Luật Thủy lợi và việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành


Đại biểu QH tỉnh Quảng Ninh phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường. Ảnh: DUY LINH

Giám sát việc vận hành công trình thủy lợi

Thảo luận dự án Luật Thủy lợi, đại biểu Hồ Văn Thái (Kiên Giang) cho rằng, về phạm vi điều chỉnh, quy định như dự thảo luật chưa thể hiện được tính đa mục tiêu của hoạt động thủy lợi và mối quan hệ giữa thủy lợi với các ngành kinh tế khác. Dự thảo luật cần bảo đảm toàn diện, đồng bộ hơn, vì thủy lợi không chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn gắn với phục vụ phát triển công nghiệp giao thông, quốc phòng, an ninh. Phạm vi điều chỉnh cần bao quát được việc điều tra cơ bản chiến lược, quy hoạch, đầu tư, xây dựng công trình thủy lợi, quản lý khai thác, vận hành công trình thủy lợi, bảo vệ môi trường nước, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cộng đồng... về thủy lợi.

Nhiều đại biểu đề nghị, cần đa dạng hóa đầu tư để thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, các công trình đầu mối để phục vụ cho nông nghiệp, nông dân mà không tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng, quy định về đầu tư xây dựng thủy lợi chưa cụ thể, nhất là về các vấn đề điều tra, khảo sát các giải pháp tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động kinh tế - xã hội, tác động môi trường. Cho nên, cần quy định về mặt nguyên tắc cụ thể đối với các hình thức đầu tư, loại hình đầu tư, chính sách khuyến khích cho đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) cho rằng, việc thu hút đầu tư xã hội vào lĩnh vực này rất khó khăn. Vì vậy, các công trình thủy lợi quan trọng, công trình lớn thì Nhà nước cần tiếp tục đầu tư xây dựng, còn các công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng do địa phương quản lý và tùy theo thực tế, Nhà nước có cơ chế, chính sách từng bước huy động các nguồn lực xã hội, nhưng phải có lộ trình cụ thể vì hoạt động thủy lợi còn phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ tưới tiêu, phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu...

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) và một số đại biểu cho rằng, có hàng chục nghìn công trình thủy lợi được xây dựng trước đây đã xuống cấp, rất khó duy tu, sửa chữa, nhiều công trình không còn sử dụng được, nhưng cơ chế về tài chính bảo đảm cho các công trình thủy lợi chưa có luật nào đề cập. Đề nghị cơ quan soạn thảo quan tâm thiết kế ngay trong luật cơ chế bảo đảm ngân sách nhà nước cho việc bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi nhằm phát huy hiệu quả của dự án ban đầu đã xây dựng, bảo đảm an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân trong những mùa mưa lũ.

Thảo luận quy trình vận hành công trình thủy lợi, đại biểu Mai Thị Kim Nhung (Quảng Trị) đề nghị, bổ sung thêm nhiệm vụ giám sát việc vận hành công trình thủy lợi vào dự thảo luật. Thực tế thời gian qua, có những trường hợp các chủ thể khai thác, vận hành các công trình thủy lợi biết trước hậu quả của việc vận hành không bảo đảm quy trình, nhưng vẫn cố ý vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng. Đại biểu Lê Quang Trí (Tiền Giang) cho rằng, để tham gia giám sát một cách hiệu quả, tại Khoản 4 Điều 19 dự thảo luật nên sửa đổi là: Quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có quy trình được công khai để có sự giám sát của người sử dụng sản phẩm và dịch vụ thủy lợi.

Chuyển đổi việc làm cho người dân vùng thu hồi đất

Đầu giờ làm việc buổi chiều, QH biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, với 437 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 89% tổng số đại biểu QH.

Tiếp đó, QH thảo luận về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án được thực hiện trên địa bàn sáu xã thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, gồm: Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường, Long An, Long Phước và Bàu Cạn. Mục tiêu dự án xây dựng Cảng đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Dự án đầu tư xây dựng các hạng mục để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và năm triệu tấn hàng hóa/năm. Diện tích sử dụng đất của dự án gồm 5.000 ha. Khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014).

Thảo luận nội dung này, đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) và nhiều đại biểu tán thành việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án. Rút kinh nghiệm từ những dự án quan trọng quốc gia đã được thực hiện, đề nghị Chính phủ quan tâm bảo đảm công tác tái định cư, ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân vùng chịu ảnh hưởng; bảo đảm người dân có nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ và an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa, có chính sách, giải pháp chuyển đổi việc làm, đào tạo nghề cho người dân trong vùng thu hồi đất để họ có thể tham gia phục vụ trong quá trình khai thác Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Qua thảo luận, các đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) và nhiều đại biểu băn khoăn về nguồn vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cũng như việc bố trí vốn để thực hiện thu hồi đất một lần cho toàn bộ dự án ( 5.000 ha). Hiện nay, vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án mới bố trí được 5.000 tỷ đồng, tương ứng 21,7% so yêu cầu là hơn 23 nghìn tỷ đồng. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, công tác giải phóng mặt bằng rất quan trọng, phải thực hiện trước và cần nguồn kinh phí rất lớn, đề nghị Chính phủ tiếp tục làm rõ hơn các phương án huy động nguồn lực để thực hiện, các cơ chế, chính sách đặc thù để trình QH phê duyệt theo thẩm quyền, có báo cáo đánh giá tác động và hoàn thiện các hồ sơ liên quan theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, không ít vụ chết người thương tâm, thiệt hại tài sản mùa màng liên quan quy trình xả lũ, nhưng khi kiểm tra đều cho rằng, vận hành đúng quy trình. Người dân, cử tri bức xúc và nghi ngờ rằng có sai phạm trong quy trình vận hành công trình thủy lợi. Tôi cho rằng, quy trình vận hành công trình thủy lợi phải được công bố công khai rộng rãi, để người dân, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có thể theo dõi giám sát, điều tiết hoạt động sản xuất cho phù hợp.

Đại biểu DƯƠNG TẤN QUÂN (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Nên khuyến khích tạo ra những hồ, ao chứa nước có đập tràn để giữ nước ngay tại vùng rừng núi. Như vậy, người dân tiết kiệm được kinh phí mua nước, bơm nước, có hồ phong cảnh sẽ đẹp hơn, có thể nuôi tôm cá, cải thiện đời sống, làm du lịch, bảo đảm an ninh nước trong vùng rừng núi.

Đại biểu NGUYỄN ANH TRÍ (Hà Nội)

 

                                                                         TheoNhandan

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục