(HBĐT) - Như thường lệ, mỗi khi tháng 7 về, người dân huyện Lạc Thủy lại sôi nổi các hoạt động "Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm sóc gia đình chính sách, người có công (NCC), thương binh, liệt sỹ (TB-LS) trên địa bàn huyện. Với người dân nơi đây, tháng 7 không chỉ là các hoạt động hướng về ngày TB-LS mà hàng năm đã trở thành "mùa tri ân”...


Người dân thôn Liên Ba, xã Liên Hòa (Lạc Thủy) thường xuyên chăm sóc, hương khói cho các phần mộ liệt sỹ tại Nghĩa trang K34.

100% xã, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ

Theo giới thiệu của Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Thuỷ Hoàng Quốc Đạt, chúng tôi về Đồng Tâm. Đây là xã điển hình của huyện về phong trào xã hội hóa công tác chăm sóc NCC.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm Đỗ Đức Tuyển cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã có 140 đối tượng chính sách, trong đó, có 13 liệt sỹ, 24 thương binh, 14 bệnh binh, 3 đối tượng địch bắt tù đày, 37 đối tượng hưởng chế độ chất độc da cam, 48 gia đình hưởng chế độ thờ cúng. Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cấp uỷ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân luôn quan tâm đến công tác chăm sóc gia đình chính sách, NCC trên địa bàn. Đã trở thành thông lệ, trong dịp kỷ niệm ngày TB-LS 27/7 hàng năm xã đều tổ chức nhiều hoạt động tri ân đối với các gia đình chính sách, TB-LS như tu sửa nhà bia, nghĩa trang liệt sỹ, tổ chức gặp mặt, tặng quà các gia đình TB-LS, đối tượng chính sách. Đáng nói, để tổ chức các hoạt động này, ngoài nguồn quỹ "Đền ơn, đáp nghĩa” của xã thì công tác vận động, xã hội hoá được xã thực hiện một cách hiệu quả. Ngoài việc vận động các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đứng chân trên địa bàn thì công tác vận động nhân dân tham gia phong trào cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo thống kê, qua vận động xây dựng quỹ "Đền ơn, đáp nghĩa” hàng năm xã đều đạt trên 90% gia đình tham gia ủng hộ. Trong đó, nhiều đối tượng dù được miễn không phải đóng góp xây dựng quỹ nhưng vẫn nhiệt tình tham gia.

Bằng số tiền vận động quyên góp, từ đầu năm đến nay, xã Đồng Tâm đã giúp đỡ gia đình thương binh Vũ Đức Nụ ở thôn Tam Toà tu sửa, nâng cấp nhà ở; phối hợp với Ban CHQS huyện và các cơ quan, đơn vị ủng hộ với số tiền trên 80 triệu đồng để xây dựng nhà tình nghĩa tặng bà Nguyễn Thị Diễm là vợ liệt sỹ ở thôn Đồng Nhất. Ngoài ra, hàng năm, lực lượng dân quân, Đoàn thanh niên, Hội LHPN xã cũng phối hợp với các cơ quan của huyện, đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn chăm sóc vườn cây tình nghĩa cho các gia đình chính sách như gia đình ông Trần Văn Tiện ở thôn Đồng Thắng là thương binh và nạn nhân CĐDC/dioxin; gia đình thương binh nặng Ngô Văn Hội ở thôn Đồng Tiến... Từ sự quan tâm của các cấp, các ngành và cấp uỷ, chính quyền địa phương, Đồng Tâm đã xoá được hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách, TB-LS từ nhiều năm qua. Hiện nay, 100% hộ chính sách, TBLS ở Đồng Tâm đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống bình quân chung của xã.

Không chỉ ở Đồng Tâm mà phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm sóc gia đình chính sách, NCC đã trở thành phong trào, có sức lan toả sâu rộng trong đời sống xã hội ở Lạc Thuỷ từ hàng chục năm qua. Như ở xã Liên Hoà, theo đồng chí Bùi Văn Tượng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Là xã còn nhiều khó khăn thế nhưng ngay từ những năm 1960 - 1970, người dân ở Liên Hoà luôn trân trọng sự hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sỹ. Bằng chứng là trên địa bàn xã có 1 nghĩa trang liệt sỹ hy sinh trong thời kỳ chống Pháp. ở đây, dù những ngôi mộ phải là người ở địa phương nhưng đều đã "có chủ”. Bởi ngay từ khi được di chuyển về đây, xã đã giao cho mỗi nhà chăm sóc 3 ngôi mộ. Do vậy, những ngôi mộ được chăm sóc, hương khói đầy đủ và luôn ấm hơi người. Dù cho thời kỳ những năm 1960 - 1970, để kiếm được một que hương cúng tổ tiên trong ngày tết còn khó khăn, nhưng người dân vẫn luôn cố gắng để có nén hương thắp cho các anh, các bác trong những ngày này. Hành động dù nhỏ, nhưng là sự tri ân lớn lao với những người đã ngã xuống vì đất nước. Những hành động, việc làm tri ân đầy ý nghĩa đó đến nay vẫn được các thế hệ trẻ ở Liên Hoà tiếp nối...

Theo đồng chí Hoàng Quốc Đạt, phong trào chăm sóc NCC, gia đình TB-LS ở các xã, thị trấn trong toàn huyện luôn được quan tâm và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tới đây, phòng LĐ-TB&XH sẽ tham mưu cho UBND huyện ra quyết định công nhận 100% xã, thị trấn của huyện làm tốt công tác TB-LS, chăm sóc NCC.

Thắp sáng những "mùa tri ân”

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong cuộc chiến tranh biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế ở nước bạn Lào, Campuchia, huyện Lạc Thuỷ đã tiễn đưa hàng nghìn thanh niên ưu tú lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong đó có gần 500 liệt sỹ, 256 thương binh, bệnh binh. Có 7 thương binh nặng mất từ 81% sức khoẻ trở lên, 349 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/diocine, 10 người bị địch bắt, tù đày, 18 mẹ Việt Nam anh hùng, hiện nay 1 mẹ còn sống, 14 cán bộ lãnh thành cách mạng và tiền khởi nghĩa, 1 anh hùng LLVT nhân dân. Với sự tham gia, đóng góp to lớn đó, nhân dân và LLVT huyện Lạc Thủy cùng 6 xã, thị trấn được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu anh hùng LLVT. Đồng chí Hoàng Quốc Đạt cho biết thêm: Trong những năm qua, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các cấp uỷ, chính quyền và các ngành, đoàn thể của huyện, xã đã thường xuyên quan tâm, chăm lo tới các gia đình chính sách, thực hiện tốt phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa”. Theo đó, tính từ năm 2013 đến tháng 7/2017, toàn huyện đã huy động được trên 2,5 tỷ đồng hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp 40 nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách; sửa chữa và nâng cấp 3 nghĩa trang liệt sỹ, xây mới đền thờ liệt sỹ huyện và sửa chữa các nhà bia ghi tên liệt sỹ ở các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, từ nguồn xã hội hoá, toàn huyện đã xây 6 nhà tình nghĩa với tổng số tiền gần 500 triệu đồng. Phong trào chăm sóc NCC của các xã, thị trấn cũng phát huy tốt vai trò của cấp mình. Hàng năm, vào dịp 27/7 các xã tổ chức gặp mặt thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và NCC trên địa bàn. Từ những hành động cụ thể, việc làm thiết thực, phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa” ở Lạc Thuỷ ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực trên tinh thần mỗi người dân cùng tham gia góp phần chung tay với cộng đồng, xã hội chăm lo nâng cao đời sống gia đình chính sách, NCC trên địa bàn huyện. Từ những kết quả đạt được, liên tục trong nhiều năm qua, huyện Lạc Thuỷ được Sở LĐTB&XH công nhận là huyện làm tốt công tác TB-LS, chăm sóc NCC.

 

                                                                               Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục