Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 25.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ, QH đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.


Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đọc tờ trình về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

 

Ảnh: Quang Khánh

 

Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày cho biết, qua triển khai Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Ý thức trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của các cấp, ngành và cán bộ, nhân dân được nâng cao.

Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện công tác này cũng như yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới cho thấy, Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay. Khái niệm bí mật nhà nước còn chung chung, liệt kê gây khó khăn cho việc xác định, quản lý và sử dụng. Phạm vi bí mật nhà nước xác định theo từng cấp độ Tuyệt mật - Tối mật - Mật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nên việc lập danh mục của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...

Để hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ bí mật nhà nước, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước là yêu cầu khách quan và cần thiết, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt nêu rõ, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước như Tờ trình của Chính phủ đã nêu; nhấn mạnh, qua hơn 15 năm thực hiện, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ bí mật nhà nước. Song tình hình thực tế hiện đã có nhiều thay đổi, quyền tiếp cận thông tin, sử dụng thông tin của công dân trong phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi ngày càng cao. Mặt khác, sự thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp để bảo đảm công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Việc xây dựng và ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước thời gian vừa qua.

 

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt phát biểu 


Về phân loại bí mật nhà nước, phạm vi bí mật nhà nước, hiện vẫn còn có ý kiến khác nhau. Một số ý kiến tán thành với dự thảo Luật vì cho rằng, việc phân loại bí mật nhà nước ở 3 cấp độ Tuyệt mật - Tối mật - Mật như dự thảo là phù hợp. Ý kiến khác cho rằng, phạm vi bí mật nhà nước quy định như dự thảo còn chung chung, không xác định được các lĩnh vực, loại thông tin được xác định là bí mật nhà nước, dễ dẫn tới lạm dụng để ban hành danh mục bí mật nhà nước, ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm UB Võ Trọng Việt nêu rõ, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành việc phân loại bí mật nhà nước theo 3 cấp độ như dự thảo Luật. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc áp dụng các quy định này của Pháp lệnh hiện hành, bảo đảm tính khả thi cao khi Luật được xem xét thông qua và có hiệu lực; đồng thời cần quy định cụ thể hơn về phạm vi bí mật nhà nước, làm rõ nội hàm "cần giữ bí mật”.

 

Toàn cảnh Hội trường 


Về danh mục bí mật nhà nước, một số ý kiến tán thành như dự thảo Luật để bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Một số ý kiến đề nghị nên kế thừa quy định của Pháp lệnh hiện hành theo hướng giao Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục bí mật nhà nước thuộc cấp độ Tuyệt mật và Tối mật; Bộ trưởng Bộ Công an quyết định danh mục bí mật nhà nước thuộc cấp độ Mật.

Có ý kiến đề nghị quy định ngay trong Luật các nguyên tắc, bước lập danh mục bí mật nhà nước để bảo đảm tính cụ thể. Theo Chủ nhiệm UB Võ Trọng Việt, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản tán thành quy định về thẩm quyền quyết định danh mục bí mật nhà nước như dự thảo Luật. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu quy định rõ Chủ nhiệm VPQH có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của QH, UBTVQH, các cơ quan của QH, cơ quan của UBTVQH và VPQH. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan của Trung ương Đảng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ...

 

                                                         TheoDaibieunhandan

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục