Ngay từ đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sáng 16-11, nhiều đại biểu đã chất vấn và tranh luận khá gay gắt về vấn đề nợ công vẫn đang tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, trong khi đầu tư công không hiệu quả. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cũng tham gia trả lời về vấn đề này.


Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn

Tính đến cuối năm 2017, đã có hơn 3 triệu tỷ đồng nợ công, trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh 30 triệu đồng nợ công, dự báo đến năm 2020, nợ công sẽ lên đến 4,2 triệu tỷ đồng.

Đại biểu Nguyễn Tảo (Lâm Đồng) cho rằng, nợ công đã và đang là mối quan tâm của cử tri cả nước. Tình hình nợ công hiện nay sát trần hơn 60% GDP, rủi ro lớn do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn như huy động thuế, phí trên GDP giảm, trong khi Chính phủ vẫn đàm phán ký kết các khoản vay mới. "Điều này ảnh hưởng như thế nào trong kiểm soát chi tiêu nợ công thời gian tới?”, đại biểu Nguyễn Tảo đặt câu hỏi.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cũng chất vấn về giải pháp bảo đảm an toàn nợ công nhưng vẫn bảo đảm nguồn vốn.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, nợ công đang tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn là đúng.

Bộ Tài chính đã có nghị quyết về tái cơ cấu ngân sách và bảo đảm an toàn nợ công bền vững, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 25 về kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, theo đó, giới hạn các chỉ tiêu an toàn nợ công (trần không quá 65%; nợ nước ngoài không quá 50%). Thời gian vừa qua đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ công. Hiện Quốc hội đang thảo luận và sẽ thông qua Luật nợ công sửa đổi.


Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn.

Từ 1-7-2017, chúng ta hạn chế vay ODA vì phải trả lãi suất cao, cần tập trung vốn vay cho các dự án quan trọng.

Ngoài ra, cần xác định rõ mức bội chi ngân sách và lộ trình cắt giảm bội chi. Năm nay bội chi 3,5%, năm 2018 là 3,8%, 2019 xuống 3,6% và 2020 xuống 3%. Tiếp tục siết chặt bảo lãnh Chính phủ. Năm ngoái gần như Chính phủ không bảo lãnh thêm dự án nào, đặc biệt là dự án của doanh nghiệp, chỉ giải ngân các dự án đã bảo lãnh trước đó. Hai ngân hàng chính sách chỉ được bảo lãnh cho phát hành ngang bằng số trả nợ, không phát hành số dư tăng thêm.

Việc giải ngân vốn ODA vay ưu đãi, hiện cũng đang kiên quyết trong giới hạn Quốc hội thông qua.

"Nhìn chung cần tiếp tục kiểm soát nợ công nhưng bước đầu các phương pháp đang triển khai đúng. Vừa qua, đã từng bước kiểm soát chặt chẽ nợ công, bước đầu cơ cấu lại và kiểm soát tương đối có kết quả. Các chỉ tiêu nợ công vẫn trong giới hạn cho phép”, Bộ trưởng nói.

Thời gian qua sau cơ cấu lại nợ, tỷ lệ trái phiếu Chính phủ và nợ trong nước còn gần 61%. Nợ nước ngoài trên 39%. Sau 2017, nợ trong nước tăng lên, lãi suất giảm xuống, kỳ hạn dài ra.

Rõ ràng cơ cấu nợ trái phiếu Chính phủ thay đổi lớn. Năm ngoái, 78% là của ngân hàng thương mại, nay là 54% nhờ phát triển mạng lưới thông qua quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ đầu tư.

Nợ công không xấu, nhưng đầu tư công không hiệu quả lại vô cùng xấu

Chưa thỏa mãn với phần trả lời này, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn đề nghị Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời thêm về hiệu quả đầu tư công. Theo đại biểu này, hiệu quả của đầu tư công mới là linh hồn. Nợ công không xấu nhưng đầu tư công không hiệu quả lại vô cùng xấu. "Chúng ta sẽ thiệt hại kép, vừa trả lãi, vừa trả bù lỗ cho các doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả . Vừa rồi có 12 doanh nghiệp, tập đoàn không hiệu quả, đội vốn đầu tư đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nền kinh tế, uy tín quốc gia", đại biểu Nguyễn Quang Tuấn nói. Đại biểu cho rằng, không đầu tư được thì không phát triển được, nhưng đầu tư không hiệu quả thì càng xấu hơn.

Tham gia trả lời chất vấn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trước đây khi chưa có Luật đầu tư công, việc quyết định các dự án còn tùy tiện, vượt so với khả năng cân đối của ngân sách. Khi đó, mỗi giai đoạn có khoảng hơn 20.000 dự án quyết định đầu tư mà không rõ nguồn vốn ở đâu, khả năng bao nhiêu giải ngân được nên việc dàn trải, thất thoát, dừng, giãn hoãn rất lớn.

Trong giai đoạn 2016-2020 còn hơn 1.000 dự án nữa, giảm đi rất nhiều so với trước đây, bám sát vào khả năng cân đối của ngân sách.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nợ đọng và ứng của các giai đoạn trước đã được tập trung để xử lý dứt điểm. Ông cũng nêu thực tế các dự án phê duyệt có tổng mức đầu tư không sát với tình hình thực tế. "Chính phủ vừa giao Bộ Xây dựng và bộ ngành liên quan xây dựng định mức tính toán khi phê duyệt quyết định đầu tư hợp lý", ông nói.

Tiếp tục chất vấn về nợ công, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) lo lắng trước tình trạng nợ công đang tăng cao, đe dọa túi tiền quốc gia. "Tình trạng này có chấm dứt trong thời gian tới và giải pháp nào bảo đảm hiệu quả quản lý chất lượng đầu tư công 2015-2020?", ông Sinh đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ, trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành, địa phương.

Bộ Tài chính đang triển khai các nhiệm vụ, như: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, chuyển từ cấp phát sang cho vay lại, rõ trách nhiệm hơn, hạn chế tối đa bảo lãnh Chính phủ, phối hợp với kiểm soát chặt chẽ chi tiêu nợ công, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về nợ công.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong thời gian qua đã cơ cấu nợ công theo hướng tăng vay trong nước, giảm vay nước ngoài. Năm 2011 vay nước ngoài là 60%, vay trong nước là 40%, thì nay vay trong nước là 60%, vay nước ngoài 39%. Vay trong nước có kỳ hạn cao 2 lần, lãi suất giảm một nửa, danh mục trái phiếu tăng 6,7%/năm. Vay trong nước góp phần giảm nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) đồng tình với việc chuyển đổi từ vay nước ngoài sang trong nước. Nhưng theo đại biểu này, vay trong nước hay nước ngoài đều là vay và đều kèm theo trả nợ gốc và lãi. "Như vậy cốt lõi vẫn là hiệu quả đầu tư", đại biểu này nhấn mạnh.

Qua giám sát, đại biểu Mai Bộ cho biết có dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư lò mổ tập trung ở địa phương nhưng không hoạt động mà vẫn vay. "Dây chuyền sắt gỉ, mạng nhện bâu đầy. Dự án mới là giai đoạn 1, còn giai đoạn 2 nữa. Bộ trưởng có biết tình hình hiệu quả đầu tư cho nhóm vay này đang không hiệu quả không? Nếu biết sẽ như thế nào?", đại biểu đặt câu hỏi.

Chính phủ nói không với việc xin nâng trần nợ công

Cùng tham gia trả lời chất vấn về nợ công, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ báo cáo thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý thu chi ngân sách, quản lý bảo đảm an toàn nợ công, bảo đảm vốn cho đầu tư phát triển...

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Chính phủ nói không với việc xin nâng trần nợ công", theo đó, Chính phủ đã trình cấp có thẩm quyền ban hành nghị quyết về đẩy mạnh tái cơ cấu nợ công, cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn hiệu quả... Chính phủ cũng đã ban hành chương trình hành động thực hiện các chủ trương lớn về vấn đề này.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ báo cáo thêm một số giải pháp Chính phủ đã, đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới như: Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tài chính với chính sách tiền tệ; cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; hoàn thiện chính sách thu, tăng cường chống thất thu thuế, chống chuyển giá, chống xói mòn cơ sở thuế, điều chỉnh một số khoản thu nội địa, nuôi dưỡng nguồn thu để bảo đảm nguồn thu hợp lý, lâu dài..


Theo Nhandan

Các tin khác


MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục